Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Vũ Đức, hiện tại tôi đang là chủ một doanh nghiệp xây dựng. Công ty tôi có xây dựng một công trình nhà ở chung cư và hiện đã hoàn tất toàn bộ việc xây dựng. Chúng tôi mong muốn có thể sử dụng chưng cư này vào cuối năm nay. Tuy nhiên chúng tôi vẫn còn một số thủ tục còn vướng mắc, đặc biệt là thủ tục hoàn công nhà. Đến nay đã gần một tháng kể từ khi làm thủ tục hoàn công nhưng vẫn chưa có phản hồi gì, chính vì vậy mà tôi không rõ thông thường thì thủ tục hoàn công sẽ mất bao nhiêu thời gian. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thủ tục hoàn công nhà ở mất bao lâu không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Thủ tục hoàn công nhà ở mất bao lâu?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Hoàn công nhà là gì?
Hoàn công nhà là một trong những thủ tục hành chính quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng nhà ở. Mục đích của quy trình này là xác nhận bên đầu tư và đơn vị thi công đã hoàn thành công trình sau khi được cấp phép xây dựng và nghiệm thu hay chưa.
Pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân và tổ chức gồm 2 loại chính: tài sản phải đăng ký sở hữu và tài sản không phải đăng ký sở hữu. Trong đó, nhà ở là công trình xây dựng thuộc nhóm tài sản phải đăng ký sở hữu. Một căn nhà thiếu giấy tờ hoàn công được nhận đình là chưa đủ điều kiện pháp lý và có thể khiến chủ sở hữu bị thu hồi đất.
Do đó, đây được coi là một trong những công tác quan trọng nhằm hoàn thiện tính pháp lý cho công trình xây dựng, đồng thời là điều kiện để cơ quan có thẩm quyền cấp và đổi sổ hồng.
Tham gia nghiệm thu hoàn công nhà ở gồm những đơn vị nào?
Để việc hoàn công nhà chính xác và bên chủ sở hữu được đảm bảo quyền lợi, các đơn vị tham gia xác nhận hoàn thiện công trình bao gồm:
Chủ sở hữu nhà ở/Chủ đầu tư dự án: Những đối tượng này cần lập hồ sơ hoàn công xây dựng và chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, đảm bảo việc ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu. Trường hợp có sự thay đổi về công trình, chủ đầu tư cần liên lạc với bên tư vấn để làm lại bản vẽ thiết kế.
Đơn vị thi công công trình: Bên thi công phải cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình và tham gia ký kết nghiệm thu hoàn công với chủ sở hữu.
Đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có): Với những dự án có nguồn vốn đầu tư lớn hoặc tính chất phức tạp, đơn vị này phải thường xuyên tham gia vào việc kiểm tra, giám sát về tiến độ và thực trạng của công trình, cùng chịu trách nhiệm ký kết thủ tục hoàn công với các bên liên quan.
Đơn vị thiết kế công trình tham gia vào quá trình nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư, lập lại bản vẽ theo đúng thực tế trong trường hợp có thay đổi về công trình xây dựng so với cấp phép ban đầu.
Thủ tục hoàn công nhà ở mất bao lâu?
Trước hết cần nắm rõ quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ hoàn công nhà ở theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
+ Sau khi nhận hồ sơ, bộ phận giải quyết hoàn công sẽ sắp xếp đo đạc thực trạng công trình. Thời gian trong khoảng 7 ngày để hoàn tất thủ tục này;
+ Tiếp theo là giai đoạn xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Có thể kéo dài từ 3 tuần tới 1 tháng tùy vào từng địa phương. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì phòng Quản lý đô thị quận – huyện có công văn trả lời (nêu rõ lý do) trong thời gian 15 ngày;
+ Hồ sơ sau thẩm định được gửi sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính. Cơ quan thuế sẽ gửi thông báo tới chủ sở hữu về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính. Công việc này mất khoảng từ 7-10 ngày tùy địa phương;
+ Sau khi nộp thuế và nhận biên lai, chủ sở hữu nhà nộp lại biên lai thu thuế cho bên cơ quan giải quyết hoàn công và chờ đến hẹn lấy kết quả.
Như vậy, để trả lời câu hỏi thủ tục hoàn công nhà ở mất bao lâu. Riêng đối với giai đoạn này tổng thời gian nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, thực hiện nghĩa vụ thế và cấp giấy chứng nhận mới mất gần 02 tháng. Đây chỉ là con số trung bình. Thực tế sẽ có sự khác nhau đối với từng hồ sơ khác nhau và từng địa phương khác nhau. Chưa kể đến thời gian chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hoàn công nhà ở theo quy định pháp luật.
Trình tự thực hiện hoàn công nhà như thế nào?
– Chủ đầu tư, nhà thầu thi công chuẩn bị hồ sơ hoàn công;
– Nộp hồ sơ tại Văn phòng một cửa tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nếu xây dựng nhà ở tại nông thôn;
– Phòng Quản lý đô thị thụ lý hồ sơ: cán bộ phòng quản lý đô thị đi kiểm tra, xác minh việc xây dựng có phù hợp không và ký vào các biên bản kiểm tra với chủ sở hữu.
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, phòng Quản lý đô thị tự lập báo cáo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký phê duyệt đồng thời lập Phiếu chuyển Chi cục Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính. Ngược lại, khi hồ sơ không hợp lệ, cơ quan này cần soạn thảo và ký công văn trả lời cho người nộp hồ sơ.
– Văn phòng Ủy ban nhân dân trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký Giấy chứng nhận, sau đó chuyển cho Văn phòng một cửa tiếp nhận và trả kết quả để trao Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu
– Chủ sở hữu đến Chi cục Thuế tại địa phương để nộp các loại phí theo quy định.
– Chủ sở hữu cầm biên lai nộp thuế đến Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện và nhận Giấy chứng nhận hoàn công sau khi cung cấp được biên lai nộp thuế.
Sau khi hoàn tất các quy trình trên, giai đoạn hoàn công coi như đã xong và công trình nhà ở có thể đi vào hoạt động, thực hiện cấp đổi sổ hồng. Ngoài ra, nếu chủ sở hữu cố tình thực hiện hoàn công sai so với quy định sẽ phải chịu các khoản phạt hành chính, đồng thời cơ quan thẩm quyền có thể yêu cầu tháo dỡ công trình nhà ở.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục hoàn công nhà ở mất bao lâu?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý về tư vấn đặt cọc đất,… cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Xây nhà lấn chiếm đường bị xử phạt thế nào năm 2023?
- Đất không có giấy tờ có được phép xây nhà không theo quy định?
- Xây nhà ở thị trấn có cần giấy phép xây dựng không?
Câu hỏi thường gặp
Theo Thông tư 05/2015/TT-BXD, chủ sở hữu nhà ở hoặc chủ đầu tư cần chuẩn bị bộ hồ sơ hoàn công bao gồm các tài liệu sau:
Giấy phép xây dựng;
Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có);
Giấy tờ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;
Giấy tờ báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;
Hồ sơ thiết kế bản vẽ hoàn công: thể hiện những thay đổi thực tế so với thiết kế gốc. Bản vẽ chỉ được áp dụng khi công trình xây dựng có những sai lệch so với thiết kế gốc;
Giấy tờ báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có);
Các văn bản thỏa thuận, xác nhận, chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về an toàn phòng cháy, chữa cháy; vận hành thang máy (nếu có).
Thủ tục hoàn công nhà ở trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ hoàn công nhà ở và giai đoạn thẩm định cấp giấy chứng nhận mới:
– Đối với giai đoạn thẩm định, cấp Giấy chứng nhận mới, cá nhân chủ sở hữu không thể can thiệp rút ngắn thời gian được. Vì đó là quy trình làm việc của Cơ quan nhà nước và ở mỗi địa phương lại có một quy trình làm việc khác nhau, thời gian xử lý khác nhau.
– Do đó, để tiết kiệm thời gian, chủ sở hữu phải có sự chủ động trong việc chuẩn bị các loại giấy tờ hồ sơ cần thiết. Các loại giấy tờ này cần được lưu giữ ngay từ khi bắt đầu công trình như hợp đồng xây dựng, bản vẽ thiết kế, giấy phép xây dựng. Ngoài ra trong quá trình thi công nếu phát sinh thêm các biên bản, giấy tờ, chủ sở hữu cũng cần giữ lại phòng trường hợp cần dùng đến sau này.
Vì bản vẽ hoàn công phản ánh các chi tiết và kích thước thực tế sau xây dựng, nên có vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp chủ nhà biết rõ hiện trạng, xác nhận vị trí thực tế của các hạng mục công trình sau khi sửa chữa, bảo trì. Đây cũng là một loại giấy tờ tiên quyết để hoàn tất công việc thực hiện nghiệm thu công trình, thanh toán cho nhà thầu, hoàn thành thủ tục hoàn công.
Về mặt pháp lý, bản vẽ hoàn công xây dựng là cơ sở cho công việc quản lý của cơ quan Nhà nước. Nó giúp xác định xem công trình có được thực hiện chính xác theo giấy phép xây dựng hay không.