Định hướng nghề nghiệp của người lao động phát triển, xu hướng thay đổi công việc, nơi làm việc diễn ra phổ biến. Mỗi nơi làm việc thực hiện ký hợp đồng lao động và được hưởng các quyền lợi hợp pháp trong đó có bảo hiểm xã hội. Do đó, trường hợp người lao động sở hữu từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên cũng tăng cao. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động. Người lao động cần phải thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội. Vậy thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội diễn ra như thế nào? Luật sư X sẽ hướng dẫn bạn thực hiện đúng thủ tục luật định về gộp sổ bảo hiểm xã hội cũng như giúp bạn nắm vững kiến thức pháp lý về gộp sổ bảo hiểm xã hội. Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 595/QĐ-BHXH
- Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH
Quy định của pháp luật về gộp sổ bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là chính sách bảo trợ của Nhà nước đảm bảo sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Do đó, người lao động tham gia ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp sẽ được người sử dụng lao động thực hiện đăng ký bảo hiểm xã hội và được hưởng các quyền lợi thuộc chính sách bảo hiểm xã hội. Nhưng nhiều lý do khác nhau, mà người lao động thay đổi nơi làm việc và sở hữu từ 2 sổ BHXH trở lên. Để thực hiện đồng bộ hóa bảo hiểm xã hội, Nhà nước có quy định gì về gộp sổ bảo hiểm xã hội. Mời quý đọc giả theo dõi thông tin dưới đây:
Gộp sổ bảo hiểm xã hội là quá trình thực hiện gộp nhiều sổ bảo hiểm xã hội thành một sổ duy nhất. Điều này đảm bảo thực hiện theo đúng quy định gộp sổ BHXH theo Luật bảo hiểm xã hội.
Theo đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của các sổ BHXH vào sổ mới.
Về nguyên tắc và theo quy định của pháp luật thì mỗi người lao động chỉ được sở hữu duy nhất 01 sổ bảo hiểm xã hội.
Đối tượng gộp sổ BHXH là những người lao động có nhiều hơn 2 sổ BHXH. Người lao động bắt buộc phải gộp những sổ này với nhau theo đúng quy định nếu không họ sẽ gặp khó khăn trong việc hưởng các chế độ BHXH.
Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội diễn ra như thế nào?
Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội diễn ra như thế nào?
Nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội cũng như góp phần cho công tác quản lý, kiểm tra của cơ quan bảo hiểm xã hội, thì thủ tục gộp nhiều sổ bảo hiểm xã hội thành một sổ duy nhất là thủ tục quan trọng để có thể ghi nhận chính xác quá trình đóng, hưởng BHXH. Sau đây, Luật sư X cung cấp thông tin chi tiết quy định về thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất 2023, cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo khoản 31 Điều 1 Quyết định 505 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 27 Quyết định 595, hồ sơ gộp sổ BHXH bao gồm:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT) (Mẫu TK1-TS);
– Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người lao động sau khi chuẩn bị đẩy đủ các giấy tờ nêu trên thì nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động tại đơn vị nơi mình đang làm việc hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH quận/huyện nơi tham gia bảo hiểm.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ gộp sổ BHXH
Thời gian giải quyết hồ sơ gộp sổ BHXH không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết (theo khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Tuy nhiên, người lao động cần lưu ý thêm các trường hợp gộp sổ BHXH dưới đây:
– Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau, thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu, hủy mã số sổ BHXH đã gộp.
– Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau thì cơ quan BHXH lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động.
– Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN… (khoản 67 Điều 1 Quyết định 505 sửa đổi, bổ sung Tiết e Điểm 3.1 Khoản 3 Điều 43 Quyết định 595).
Thời hạn giải quyết thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội
Để tránh tình trạng trì trệ, tồn động hồ sơ trong công tác giải quyết thủ tục gộp bảo hiểm xã hội cho người lao động, hệ thống pháp luật Nhà nước quy định cụ thể về thời gian mà cơ quan thẩm quyền phải giải quyết, đó là:
Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy đinh. Không quá 45 ngày đối với trường hợp cần xác minh quá trình đóng BHXH tại các tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị.
Cách tra cứu thông tin quá trình tham gia BHXH, thời giam tham gia được bao nhiêu lâu, mức lương đóng BHXH trên website : baohiemxahoi.gov.vn. Sau đó vào mục tra cứu quá trình tham gia BHXH. Nhập số sổ BHXH hoặc mã thẻ BHYT, số CMND, năm sinh…
Trong quá trình tra cứu, có thể do dữ liệu về thông tin cá nhân của một số người lao động số CMND và ngày tháng năm sinh chưa đầy đủ,chính xác nên trong trường hợp không tìm ra thông tin mà đã nhập đủ các thông số theo yêu cầu của trang web thì người lao động liên hệ với đơn vị sử dụng lao động đang tham gia BHXH để phối hợp với cơ quan BHXH chỉnh sửa dữ liệu.
Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh như thế nào năm 2023?
Xuất phát từ yếu tố khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan mà hiện nay, nhiều người lao động thay đổi công việc hoặc làm tại hai công ty thuộc các tỉnh khác nhau. Khi đó, người lao động có nhiều sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh. Vậy trong trường hợp này, trình tự thực hiện gộp sổ khác tỉnh được pháp luật quy định ra sao? Hãy cùng Luật sư X giải đáp thắc mắc Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh như thế nào năm 2023 với bài viết dưới đây:
Trong trường hợp người lao động cần gộp sổ BHXH khác tỉnh cần thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn tại Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020. Cụ thể như sau:
Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh trực tiếp
Trong trong trường hợp người lao động thực hiện gộp sổ BHXH khác tỉnh trực tiếp sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đơn vị/doanh nghiệp (nơi NLĐ đang công tác/làm việc).
Hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội được chuẩn bị theo quy định tại Khoản 1, Điều 27, Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH bao gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Tất cả các sổ BHXH đề nghị gộp.
Ngoài ra cần có thêm:
- Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (đối với người lao động);
- Mẫu D01-TS: Bảng kê thông tin (đối với doanh nghiệp).
Căn cứ theo từng trường hợp, người lao động nộp hồ sơ gộp sổ BHXH:
- Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH.
- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH: nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.
Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh online
Hiện nay, trên cổng dịch vụ công và ứng dụng VssID chưa hỗ trợ gộp sổ BHXH khác tỉnh online do đó người lao động sẽ trực tiếp làm hồ sơ nộp cho đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn làm chế độ ốm đau điện tử như thế nào?
- Thủ tục hưởng chế độ sẩy thai như thế nào?
- Mẫu đơn xin xác nhận khuyết tật mới năm 2023 – Download ngay
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội diễn ra như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến Đăng ký bảo hộ logo bắc giang cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Trước khi làm hồ sơ gộp sổ BHXH, bạn phải kiểm tra lại dữ liệu ghi trên sổ như sau:
Kiểm tra thông tin cá nhân trên các sổ BHXH phải trùng khớp và chính xác. Trường hợp sai phải thực hiện hồ sơ Cấp lại sổ do sai thông tin cá nhân.
Kiểm tra quá trình đóng BHXH, BHTN trên các sổ BHXH phải chính xác. Trường hợp sai thực hiện hồ sơ Cấp lại sổ BHXH do sai nội dung trên sổ.
Kiểm tra quá trình đóng BHXH, BHTN trên các sổ BHXH không trùng nhau. Trường hợp trùng nhau phải thực hiện hoàn trả lại tiền BHXH, BHTN đã đóng thừa.
Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau:
– Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
– Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
– Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
– Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
– Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
– Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
– Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
– Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Tại Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người lao động được quy định như sau:
– Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
– Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.
– Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, khi anh/chị tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.