Tranh chấp lao động tập thể là vấn đề không thể tránh khỏi trong môi trường doanh nghiệp. Để giải quyết tranh chấp, pháp luật Việt Nam đã quy định rõ ràng thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Theo đó, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện bằng các giai đoạn liên tiếp như thỏa thuận giải quyết, đệ trình yêu cầu giải quyết trọng tâm, thành lập hội đồng giải quyết tranh chấp, tạm ngừng thi hành án quyết định tạm thời và thực hiện án quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp. Việc thực hiện đúng các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể sẽ giúp hoàn chỉnh quy trình pháp lý, đáp ứng đầy đủ quyền và yêu cầu của các bên liên quan và tránh được rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp.
Luật sư X xin chia sẻ cho Quý bạn đọc bài viết: “Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể ra sao năm 2023?“. Hy vọng bài viết hỗ trợ quý bạn đọc giải quyết được một số vấn đề có liên quan.
Căn cứ pháp lý
Tranh chấp lao động tập thể là gì?
Điều 179 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:
- Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;
- Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
- Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;
- Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
Căn cứ vào Điều 192 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
- Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 188 của Bộ luật này.
Đối với tranh chấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật này mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì hòa giải viên lao động lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. - Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo đó, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật này, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
- Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
- Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
- Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
- Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
- Thủ tục giải quyết tranh chấp ỉao động tập thể về lợi ích
- Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động, bao gồm: tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể hoặc khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn luật định (Khoản 3 Điều 179 Bộ luật lao động năm 2019). Như vậy, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có nội dung gắn liền với việc thương lượng tập thể. Như vậy, cơ sở để giải quyết tranh chấp không phải là những nội dung đã được quy định hay thoả thuận. Do đó, phương thức thương lượng, hoà giải hay trọng tài đóng vai trò quyết định cho sự thành công của giải quyết loại tranh chấp này.
- Về thẩm quyền, khoản 1 Điều 195 Bộ luật lao động năm 2019 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lọi ích thuộc về hoà giải viên lao động và hội đồng trọng tài lao động.
- Về trình tự thủ tục, tranh chấp lao động tập thể có trình tự thủ tục giải quyết gồm 2 bước 1) hoà giải tại hoà giải viên lao động và 2) giải quyết tại hội đồng trọng tài lao động.
- Thứ nhất, hoà giải tại hoà giải viên lao động
- Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích tại hoà giải viên lao động tương tự như thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tập thể về quyền. Kết quả của bước hoà giải này là biên bản hoà giải thành hoặc biên bản hoà giải không thành. Trường hợp hoà giải thành, biên bản hoà giải thành có giá trị pháp lí như thoả ước lao động tập thể tại doanh nghiệp (Xem Khoản 2 Điều 196 Bộ luật lao động năm 2019). Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc hết thời hạn hoà giải mà hoà giải viên không tiến hành hoà giải hoặc một trong hai bên không thực hiện thoả thuận trong biên bản hoà giải thành thì có quyền lựa chọn 1 trong 2 phương thức yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đình công (Xem Khoản 3 Điều 196 Bộ luật lao động năm 2019).
- Thứ hai, giải quyết tranh chấp tại hội đồng họng tài lao động
- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của hội đồng trọng tài lao động được quy định tại Điều 196 và Điều 197 Bộ luật lao động năm 2019. Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài giải quyết, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp ban trọng tài lao động phải được thành lập và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, ban trọng tài phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên. Khi lựa chọn phương thức giải quyết qua hội đồng trọng tài, tổ chức đại diện người lao động không được tiến hành đình công trong thời gian hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp.
- Trong trường hợp hết thời hạn quy định mà ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc không ra quyết định về vụ việc trong thời hạn luật định hoặc người sử dụng lao động không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của ban trọng tài, thì tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp có quyền tiến hành thủ tục đình công.
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động, bao gồm: tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể hoặc khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn luật định (Khoản 3 Điều 179 Bộ luật lao động năm 2019). Như vậy, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có nội dung gắn liền với việc thương lượng tập thể. Như vậy, cơ sở để giải quyết tranh chấp không phải là những nội dung đã được quy định hay thoả thuận. Do đó, phương thức thương lượng, hoà giải hay trọng tài đóng vai trò quyết định cho sự thành công của giải quyết loại tranh chấp này.
Về thẩm quyền, khoản 1 Điều 195 Bộ luật lao động năm 2019 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lọi ích thuộc về hoà giải viên lao động và hội đồng trọng tài lao động.
Về trình tự thủ tục, tranh chấp lao động tập thể có trình tự thủ tục giải quyết gồm 2 bước 1) hoà giải tại hoà giải viên lao động và 2) giải quyết tại hội đồng trọng tài lao động.
Thứ nhất, hoà giải tại hoà giải viên lao động
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích tại hoà giải viên lao động tương tự như thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tập thể về quyền. Kết quả của bước hoà giải này là biên bản hoà giải thành hoặc biên bản hoà giải không thành. Trường hợp hoà giải thành, biên bản hoà giải thành có giá trị pháp lí như thoả ước lao động tập thể tại doanh nghiệp (Xem Khoản 2 Điều 196 Bộ luật lao động năm 2019). Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc hết thời hạn hoà giải mà hoà giải viên không tiến hành hoà giải hoặc một trong hai bên không thực hiện thoả thuận trong biên bản hoà giải thành thì có quyền lựa chọn 1 trong 2 phương thức yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đình công (Xem Khoản 3 Điều 196 Bộ luật lao động năm 2019).
Thứ hai, giải quyết tranh chấp tại hội đồng họng tài lao động
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của hội đồng trọng tài lao động được quy định tại Điều 196 và Điều 197 Bộ luật lao động năm 2019. Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài giải quyết, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp ban trọng tài lao động phải được thành lập và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, ban trọng tài phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên. Khi lựa chọn phương thức giải quyết qua hội đồng trọng tài, tổ chức đại diện người lao động không được tiến hành đình công trong thời gian hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp hết thời hạn quy định mà ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc không ra quyết định về vụ việc trong thời hạn luật định hoặc người sử dụng lao động không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của ban trọng tài, thì tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp có quyền tiến hành thủ tục đình công.
Thời hiệu và thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Căn cứ quy định tại Điều 191 và Điều 194 Bộ luật lao động 2019:
- Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải là 06 tháng
- Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp là 09 tháng
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết là 01 năm
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền thuộc các cơ quan dưới đây:
- Hòa giải viên lao động (HGVLĐ);
- Hội đồng trọng tài lao động (HĐTTLĐ);
- Tòa án nhân dân.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự mơi năm 2023
- Thủ tục thay đổi tên trong sổ mục kê đất đai mới năm 2023
- Điều kiện của cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
- Giấy phép xây dựng màn hình quảng cáo ngoài trời năm 2023
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể ra sao năm 2023?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Ngoài ra quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các kênh sau:
- FaceBook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Hội đồng hoà giải phải được thành lập trong các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời. Tại các doanh nghiệp này, đại diện của bên người sử dụng lao động phải chủ động đề xuất với Ban chấp hành công đoàn về việc thành lập Hội đồng hoà giải.
Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Tố tụng lao động là trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tại các cơ quan tài phán theo quy định của pháp luật.
Tố tụng lao động bao gồm tố tụng trọng tài và tố tụng tại Toà án. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tố tụng lao động chỉ được hiểu là tố tụng tại toà án.
Tố tụng trọng tài bao gồm các bước công việc: thụ lí vụ việc, xác minh thu thập chứng cứ, hoà giải, ra quyết định giải quyết.
Tố tụng tại Toà án bao gồm các bước công việc: thụ lí vụ án, xác minh thu thập chứng cứ, hoà giải trước phiên toà, xét xử tại phiên toà, các thủ tục sau phiên toà. Cấp xét xử sơ thẩm thì phải trải qua hầu hết các thủ tục trên, trừ trường hợp có căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án hoặc các đương sự hoà giải thành. Tại các cấp xét xử khác (phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm) thì tuỳ theo quy định của pháp luật và sự cần thiết mà phải thực hiện tất cả hoặc một số trong các trình tự đó.
Ở Việt Nam, tuỳ từng thời kì mà Nhà nước quy định tố tụng lao động tại toà án thành một hình thức tố tụng riêng hoặc theo tố tụng dân sự nói chung.