Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định các chủ thể có quyền khiếu nại và yêu cầu giải quyết khiếu nại về sáng chế theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật khác.Thủ tục giải quyết khiếu nại về sáng chế bao gồm những nội dung gì? Các bước tiến hành giải quyết khiếu nại như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN
- Thông tư 16/2016/TT-BKHCN
Nội dung tư vấn
Quy định chung
Quyền khiếu nại
Người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký sáng chế do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ban hành có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan.
Thời hiệu khiếu nại
Khiếu nại lần đầu được thực hiện trong vòng chín mươi ngày kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được. oặc biết được quyết định hoặc thông báo về việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp;
Khiếu nại lần thứ hai là ba mươi ngày. Kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại đó không được giải quyết. oặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trình tự khiếu nại
Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại hoặc thông báo liên quan đến sáng chế (khiếu nại lần thứ nhất) mà khiếu nại không được giải quyết. Hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại này thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (khiếu nại lần thứ hai) hoặc khởi kiện tại toà án. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khởi kiện tại toà án.
Hồ sơ khiếu nại
Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng đơn khiếu nại. Trong đó phải nêu rõ họ và tên, địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung thông báo hoặc quyết định bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lập luận, dẫn chứng chứng minh cho khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc hủy bỏ thông báo hoặc quyết định liên quan.
Nộp đơn khiếu nại
Thực hiện
- Nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp hoặc trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ và các Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.
- Qua bưu điện.
Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
- Văn bản giải trình khiếu nại và chứng cứ chứng minh lý lẽ khiếu nại;
- Bản sao quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ;
- Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất (đối với khiếu nại lần thứ hai);
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
Giải quyết đơn khiếu nại
Thụ lý đơn khiếu nại
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải kiểm tra đơn theo các yêu cầu về hình thức. Đồng thời, thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đơn khiếu nại có được thụ lý hay không. Trong đó ghi nhận ngày thụ lý đơn hoặc nêu rõ lý do không thụ lý đơn.
- Đơn khiếu nại không được thụ lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người khiếu nại không có quyền khiếu nại;
- Đơn khiếu nại nộp ngoài thời hiệu quy định;
- Đơn khiếu nại không đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm 22.1 và điểm 22.2 của Thông tư này.
Bên liên quan
- Đối với những đơn khiếu nại đã thụ lý, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo bằng văn bản về nội dung khiếu nại cho người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp (“bên liên quan”). Và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người đó có ý kiến.
- Bên liên quan có quyền cung cấp thông tin, chứng cứ chứng minh cho lý lẽ của mình trong thời hạn trên. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm xem xét các thông tin, chứng cứ đó.
- Nếu kết thúc thời hạn nêu trên mà bên liên quan không có ý kiến thì khiếu nại sẽ được giải quyết trên cơ sở ý kiến của người khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại
- Căn cứ vào lập luận, chứng cứ của người khiếu nại và bên liên quan. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn giải quyết khiếu nại.
- Trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền thông báo cho người khiếu nại và bên liên quan về những lập luận và chứng cứ của bên kia được sử dụng để giải quyết khiếu nại cũng như kết luận giải quyết khiếu nại.
- Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Công bố
Quyết định giải quyết khiếu nại được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.
Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại
- Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu nếu sau ngày kết thúc thời hiệu khiếu nại lần thứ hai mà người khiếu nại không khiếu nại lần thứ hai. à sau thời hiệu khởi kiện hành chính nếu người khiếu nại không khởi kiện hành chính; hoặc
- Quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ hai và người khiếu nại không khởi kiện hành chính trong thời hạn quy định. Hoặc theo quyết định đã có hiệu lực của toà án nếu người khiếu nại tiến hành khởi kiện hành chính.
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký bảo hộ sáng chế theo quy định pháp luật hiện hành
- Quyền ưu tiên của văn bằng bảo hộ đối với sáng chế
- Văn bằng bảo hộ sáng chế được huỷ bỏ, chấm dứt như thế nào?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục giải quyết khiếu nại về sáng chế”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Tính mới trên phạm vi toàn thế giới, nghĩa là trước thời điểm nộp đơn đăng ký sáng chế giải pháp kỹ thuật được nêu ra trong sáng chế chưa từng được biết đến trên toàn thế giới
Thời gian bảo hộ của sáng chế là 20 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký và không được gia hạn thời gian bảo hộ.