Hiện nay, Luật khiếu nại của nước ta quy định rất rõ cá nhân, tổ chức có quyền thực hiện quyền khiếu nại khi nhận thấy quyết định hành chính của cơ quan liên quan là sai, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Nhưng cá nhân, tổ chức gửi khiếu nại không phải lúc nào cũng được chấp nhận và việc gửi khiếu nại đó phải phù hợp với quy định của Luật Khiếu nại. Nếu như ưbajn đang gạwp khó khăn trong qua trình thực hiện khiếu nại thì có thể tham khảo bài viết “Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu chi tiết năm 2023” dưới đây của Luật sư X.
Thụ lý giải quyết khiếu nại được quy định như thế nào?
Theo quan điểm chung, việc thực hiện quyền khiếu nại biểu hiện thông qua nhà nước và công dân, người khiếu nại luôn là công dân hoặc cơ quan, tổ chức và đôi khi là người bị ảnh hưởng. Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, người phụ trách cơ quan hành chính nhà nước. Người khiếu nại có tên trong đơn khiếu nại thường là cơ quan hành pháp nhà nước hoặc người có hiểu biết trong cơ quan hành pháp nhà nước.
Theo Điều 11 Luật Khiếu nại 2011, khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
- Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
- Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
- Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
- Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
- Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
- Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
- Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là bao nhiêu ngày?
Khiếu nại quyết định của Tòa án trong vụ án dân sự phát sinh khi cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành động của cơ quan đó trong vụ án dân sự. hoặc nếu hành vi đó vi phạm pháp luật hoặc gây tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bạn. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều cách hiểu và cách hiểu sai lệch khác nhau làm hạn chế việc điều tra, giải quyết khiếu nại.
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
“Điều 28. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.”
Như vậy, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Bên cạnh đó, đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu được thực hiện như thế nào?
Việc tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại phải được thực hiện một cách chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật khiếu nại. Việc thực hiện này phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan công quyền, tổ chức, cá nhân, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc khiếu nại. Nếu thực hiện đúng theo các quy định thì việc giả quyết khiếu nại sẽ trở nên nhanh nhóng và dễ dàng hơn rất nhiều.
Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại
Tổ chức, cá nhân khiếu nại gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) đến cơ quan có thẩm quyền
Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.
Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại
Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý, người có thẩm quyền có trách nhiệm:
Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan Thanh tra nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau đây:
- Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;
- Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Tổ chức đối thoại
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại.
Đại diện cơ quan giải quyết gặp gỡ với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại, thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại.
Khi đối thoại, đại diện cơ quan có thẩm quyền nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.
Việc đối thoại được lập thành biên bản; biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia; kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do, biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan quản lý cấp trên.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Hệ thống thông tin xử lý thủ tục hành chính thế hệ mới tại một số thành phố lớn sẽ chính thức đi vào hoạt động. Với hệ thống mới này, các cá nhân, tổ chức sẽ có một tài khoản duy nhất để đăng ký trực tuyến các dịch vụ công, áp dụng cho tất cả các dịch vụ hành chính công các cấp. Sẽ không còn hình thức đăng ký giấy thông thường trực tiếp với các cơ quan hành chính nhà nước mà thay vào đó là hệ thống đăng ký điện tử. Ngoài ra, việc theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ cũng như nhận kết quả sẽ được thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường trực tuyến một cách minh bạch.
Yêu cầu của việc quy định thủ tục hành chính được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, cụ thể như sau:
- Thủ tục hành chính phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật theo đúng thẩm quyền được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Việc quy định một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản sau đây:
- Tên thủ tục hành chính;
- Trình tự thực hiện;
- Cách thức thực hiện;
- Thành phần, số lượng hồ sơ;
- Thời hạn giải quyết;
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;
- Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính.
- Khi được luật giao quy định về thủ tục hành chính, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm quy định đầy đủ, rõ ràng, chi tiết, cụ thể về các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều này
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu chi tiết năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đổi tên đệm Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường mới nhất
- Hướng dẫn làm đơn khiếu nại hàng xóm hát karaoke làm ồn 2023
- Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai hiện nay như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Điều 41 Nghị định 124/2020/NĐ-CP như sau:
Xử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
Như vậy, đối với những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nhưng thực hiện không đúng trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại thì có thể bị xử lý kỷ luật theo hình thức giáng chức hoặc cách.
Căn cứ vào Điều 39 Nghị định 124/2020/NĐ-CP có quy định:
Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định tại các điều 40, 41 và 42 của Nghị định này. Hình thức xử lý kỷ luật bao gồm khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung khác có liên quan đến việc xử lý kỷ luật người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có vi phạm pháp luật khiếu nại nhưng chưa được quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Người khiếu nại và những người có liên quan mà có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.