Chào Luật sư. Tôi đến làm việc tại tỉnh A đã 02 năm. Trước đó, tôi có đăng ký tạm trú tại cơ quan công an xã. Hiện tại, Thời hạn tạm trú đã hết. Tuy nhiên, tôi vẫn tiếp tục sinh sống ở đây. Vậy, tôi phải làm gì để gia hạn tạm trú? Thủ tục gia hạn tạm trú theo quy định hiện hành như thế nào? Hi vọng Luật sư giải đáp giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn !
Căn cứ pháp lý
Thông tư số 56/2021/TT-BCA
Nội dung tư vấn
Tạm trú là gì?
Theo luật cư trú 2020 số 68/2020/Qh14 quy định như sau:
Nơi tạm trú: là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Tạm trú là ở tạm thời, không ở thường xuyên một cách chính thức trong khoảng thời gian xác định. Nơi tạm trú
Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ngoại tỉnh
Khi nào phải thực hiện thủ tục gia hạn tạm trú?
Theo Luật cư trú 2020:
Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.
Xem thêm: Dịch vụ xác nhận hộ khẩu thường trú
Hồ sơ đăng ký gia hạn tạm trú
Hồ sơ gia hạn tạm trú gồm:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA); đối với người gia hạn tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Gia hạn tạm trú tại nơi đơn vị đóng quân trong Công an nhân dân, hồ sơ gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA);
- Giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ nội dung để làm thủ tục gia hạn tạm trú và đơn vị có chỗ ở cho cán bộ chiến sĩ (ký tên, đóng dấu).
Gia hạn tạm trú theo danh sách, hồ sơ gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (của từng người) (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA);
- Văn bản đề nghị gia hạn tạm trú trong đó ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp kèm danh sách người gia hạn tạm trú.
- Danh sách bao gồm những thông tin cơ bản của từng người: họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân và thời hạn tạm trú
Trình tự gia hạn tạm trú
Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.
Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ gia hạn tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký;
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký;
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký.
Bước 4: Cá nhân, tổ chức nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định.
Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
Các hành vi bị cấm
Căn cứ theo điều 7 Luật cư trú 2020:
Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú bao gồm:
- Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.
- Lạm dụng việc sử dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
- Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
- Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú
- Thu, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.
- Tự đặt ra thời hạn, thủ tục, giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật
- Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ, tài liệu về cư trú trái với quy định của pháp luật.
- Lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Làm giả giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú; sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú;
- Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.
- Giải quyết cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú khi biết rõ người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.
- Đồng ý cho người khác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi
- Truy nhập, khai thác trái phép thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Hủy bỏ đăng ký tạm trú theo quy định pháp luật như thế nào?
Theo điều 14 thông tư 55/2021/TT- BCA hướng dẫn luật cư trú quy định về hủy bỏ đăng ký tạm trú như sau:
- Trường hợp đăng ký tạm trú không đúng thẩm quyền, không đúng điều kiện và không đúng đối tượng quy định tại Điều 35 Luật Cư trú thì cơ quan đã đăng ký tạm trú ra quyết định huỷ bỏ việc đăng ký tạm trú. Trường hợp phức tạp thì báo cáo Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan đã đăng ký tạm trú xem xét ra quyết định hủy bỏ việc đăng ký tạm trú.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định huỷ bỏ việc đăng ký tạm trú, cơ quan đã đăng ký tạm trú có trách nhiệm cập nhật việc hủy bỏ đăng ký tạm trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; thông báo bằng văn bản cho công dân nêu rõ lý do.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định
- Ngủ nhà bạn một đêm có phải đăng ký tạm trú?
- Thủ tục xóa đăng ký tạm trú mới (cập nhật năm 2021)
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Thủ tục gia hạn tạm trú theo quy định hiện hành Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Sổ hộ khẩu
Phiếu báo thay đổi nhân khẩu hộ khẩu theo mẫu HK02
Ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ đối với trường hợp cần thiết
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”
Là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày