Hiện nay số lượng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng nhiều, vậy nên để đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của nhóm đối tượng này thì pháp luật nước ta đã đưa ra các quy định liên quan. Một trong những quy định nổi bật và có ý nghĩa về bảo vệ quyền của đối tượng này chính là các quy định liên quan đến việc tham gia bảo hiểm của họ. Vậy thì ” Thủ tục đóng bảo hiểm cho người nước ngoài” ra sao?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Bảo hiểm cho người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định
Trong quá trình học tập, sinh sống và làm việc hay thậm chí khi người nước ngoài đến nước ta du lịch thì có thể phát sinh nhiều vấn đề khó kiểm soát, vậy nên việc quy định về bảo hiểm cho người nước ngoài tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm du lịch là rất cần thiết, cụ thể như sau:
Bảo hiểm du lịch
Bất kể khám phá các điểm đến trong nước hay quốc tế, các bạn đều cần có bảo hiểm du lịch với nhiều quyền lợi thỏa đáng, mức phí hấp dẫn. Với khách hàng là người nước ngoài đang có kế hoạch du lịch Việt Nam hoặc sang nước ta công tác thì bắt buộc phải có loại hình bảo hiểm này.
Sau khi hợp đồng bảo hiểm, có sự đồng thuận giữa đôi bên: bên mua – bên bán, khi bạn gặp bất cứ sự cố nào nằm trong điều khoản sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường. Chẳng hạn như bị thương tật về thân thể, tử vong do tai nạn, ốm đau, mất mát hành lý, vật dụng riêng cho các nguyên nhân như cháy nổ, phương tiện di chuyển va chạm, lật đổ, rơi chìm.
Bảo hiểm xã hội
Trong số các loại bảo hiểm dịch vụ chuyên nghiệp đáng tin cậy, bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Việt Nam được đánh giá cao hơn cả. Bởi lẽ đây là quy định bắt buộc cho người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, có đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh như giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề do cơ quan thẩm quyền ở Việt Nam cấp phép. Quyền lợi được thừa hưởng sẽ tương tự như công dân Việt Nam đó là an tâm khi không may mắc bệnh, tai nạn, thất nghiệp, sinh đẻ hay thậm chí là tử vong.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
” 2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.”
Theo đó, Luật bảo hiểm xã hội mới năm 2014 quy định người lao động nước ngoài là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, căn cứ Điều 124 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về hiệu lực thi hành:
“1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018″.
Như vậy, kể từ ngày 1/1/2018, người lao động nước ngoài sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Điều kiện đóng BHXH cho người nước ngoài
Tại Điều 2, Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ đã quy định rõ đối tượng áp dụng Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động (NLĐ) là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo đó điều kiện để người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam đóng BHXH như sau:
- Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu người lao động là công dân nước ngoài đáp ứng các điều kiện trên mà thuộc các trường hợp sau thì không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc:
– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 gồm có:
+ NLĐ nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam;
+ NLĐ di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
– NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Pháp luật.
Khi tham gia BHXH bắt buộc người lao động nước ngoài được hưởng mọi chế độ như đối với người lao động Việt Nam gồm có: chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và tử tuất.
Thủ tục đóng bảo hiểm cho người nước ngoài
Như đã phân tích ở trên thì người nước ngoài tại Việt Nam cũng sẽ được tham gia và thụ hưởng một số loại bảo hiểm theo quy định. Để nhóm đối tượng này được tham gia các loại bảo hiểm thì họ cần phải thuộc đối tượng điều chỉnh của luật cũng như phải đáp ứng được các điều kiện và thực hiện đúng quy trình thủ tục đóng bảo hiểm.
Bảo hiểm xã hội:
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 143/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục tham gia, giải quyết bảo hiểm xã hội
1. Trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội và trình tự, thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện theo trình tự, thủ tục đối với lao động Việt Nam và thực hiện theo quy định tại Chương VII của Luật bảo hiểm xã hội; Điều 57, 58, 59, 60, 61 và 62 của Luật an toàn, vệ sinh lao động; Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 9, 10, 13, 14, 17, 18, 21, 22, 25 và Điều 26 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP trừ quy định tại khoản 3 Điều này và Điều 16 của Nghị định này.
…
Theo đó, thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu cho người lao động nước ngoài theo Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 143/2018/NĐ-CP dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp thẻ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không cấp thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bảo hiểm y tế:
Đối tượng người nước ngoài muốn tham gia BHYT tự nguyện thì hình thức duy nhất là đóng BHYT hộ gia đình (đối tượng thuộc nhóm 4 ở trên). Tức là người nước ngoài đã có tên trong hộ khẩu, sổ tạm trú cùng các thành viên khác ở Việt Nam.
Hồ sơ tham gia BHYT tự nguyện cho người nước ngoài
Công văn số 3170/BHXH-BT đã hướng dẫn cụ thể về việc lập danh sách và chuẩn bị đóng BHYT hộ gia đình, bao gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai TK1-TS của các thành viên tham gia BHYT gửi lên Cơ quan BHXH tuyến huyện.
– Mẫu DK01 kê khai thông tin các thành viên trong gia đình, nhận mẫu từ trưởng thôn, xóm, tổ dân phố, xã,…
– Mẫu DK04 kê khai danh sách những người tự đóng Bảo hiểm Y tế.
– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của hộ gia đình.
Trường hợp đã có thành viên có thẻ BHYT thì phải nộp bản chính hoặc bản chụp ảnh thẻ BHYT cũ để cơ quan Bảo hiểm giảm trừ mức đóng khi tham gia cùng hộ gia đình.
Hồ sơ tham gia BHYT bắt buộc cho người nước ngoài
Căn cứ vào Quyết định số 1018/QĐ-BHXH, hồ sơ tham gia BHYT bắt buộc cho người nước ngoài gồm:
- 2 bản mẫu D03-TS kê khai danh sách người tham gia BHYT
- Mẫu TK1-TS: tờ khai tham gia BHXH, BHYT cho người lao động
Người tham gia điền đầy đủ các thông tin và gửi lên Cơ quan Bảo hiểm nơi phụ trách của đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức,…
Bảo hiểm du lịch:
Hiện tại ở Việt Nam có khá nhiều công ty bán bảo hiểm du lịch nước ngoài với mức giá cạnh tranh như AIG, Liberty, Cathay, Baoviet… đối tượng nào có nhu cầu mua thì có thể liên hệ và tìm hiểu về các gói bảo hiểm phù hợp.
Cơ qua thực hiện:
– Bảo hiểm xã hội:
Căn cứ điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về phân cấp quản lý, cụ thể như sau:
+ BHXH huyện: Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.
Theo đó, cá nhân tự đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện… có thể đến địa điểm sau để tham gia BHXH tự nguyện:
+ Cơ quan BHXH cấp huyện nơi mình cư trú (có thể nơi tạm trú hoặc thường trú);
+ Điểm thu, đại lý thu BHXH trên địa bàn mình ở. Người tham gia BHXH tự nguyện có thể tra cứu các điểm thu, đại lý thu BHXH (UBND các xã, phường, thị trấn, Bưu điện).
– Bảo hiểm y tế:Căn cứ chương I Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Điều 31 Quy trình tại Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020) thì hiện nay, những đối tượng tham gia BHYT được chia làm 06 nhóm, mỗi nhóm đối tượng thực hiện mua BHYT tại các địa điểm khác nhau, cụ thể:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã; cán bộ, công chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Tham gia BHYT thông qua doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nơi mình làm việc.
+ Người được cơ quan BHXH đóng BHYT: Đến Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan BHXH.
+ Người được ngân sách nhà nước đóng BHYT: Đến đăng ký với UBND xã.
+ Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.
+ Riêng học sinh, sinh viên: Đăng ký tham gia BHYT với nhà trường nơi đang theo học.
+ Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.
Quy định về sử dụng lao động người nước ngoài tại Việt Nam
Với chính sách hội nhập thế giới và thu hút vốn đầu tư nước ngoài của nước ta thì số lượng các nhà đầu tư cũng như nguồn lao động nước ngoài tại thị trường lao động của nước ta đang ngày càng lớn. Vậy nên hiện nay pháp luật của nước ta đã đưa ra những quy định rõ ràng về việc sử dụng lao động người nước ngoài và đảm bảo những người sử dụng lao động phải tuân theo.
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP người lao động nước ngoài là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:
– Thực hiện hợp đồng lao động.
– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
– Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
– Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
– Chào bán dịch vụ.
– Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Tình nguyện viên.
– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
– Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.
– Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Trước khi tuyển người lao động nước ngoài, nhà thầu có trách nhiệm kê khai số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của người lao động nước ngoài cần tuyển để thực hiện gói thầu tại Việt Nam và đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nhà thầu thực hiện gói thầu theo Mẫu số 04/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP .
– Trường hợp nhà thầu có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung số lao động đã kê khai thì chủ đầu tư phải xác nhận phương án điều chỉnh, bổ sung nhu cầu lao động cần sử dụng của nhà thầu theo Mẫu số 05/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP .
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan, tổ chức của địa phương giới thiệu, cung ứng người lao động Việt Nam cho nhà thầu hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức ở địa phương khác để giới thiệu, cung ứng người lao động Việt Nam cho nhà thầu.
Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày nhận được đề nghị tuyển từ 500 người lao động Việt Nam trở lên và tối đa 01 tháng kể từ ngày nhận được đề nghị tuyển từ 100 đến dưới 500 người lao động Việt Nam và 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị tuyển dưới 100 người lao động Việt Nam mà không giới thiệu hoặc cung ứng người lao động Việt Nam được cho nhà thầu thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nhà thầu được tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam theo Mẫu số 06/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP .
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thủ tục đóng bảo hiểm cho người nước ngoài chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm xã hội Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Thủ tục đóng bảo hiểm cho người nước ngoài” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới chi phí hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục nhập khẩu khi mua nhà chung cư năm 2023
- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư mới 2023?
- Trường hợp nào nhà chung cư phải dỡ để xây dựng lại năm 2023
Câu hỏi thường gặp
– Xác định nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài:
+ Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP .
Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
+ Trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 và các khoản 1, 2, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
– Chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài:
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc theo Mẫu số 03/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
– Chế độ này là người nước ngoài được hưởng những quyền ưu tiên, ưu đãi đặc biệt hoặc quyền đặc hưởng mà nước sở tại dành cho họ thậm chí chính công dân nước sở tại cũng không được hưởng.
– Các ưu tiên, ưu đãi hoặc các đặc quyền này thường được quy định trong luật pháp của các quốc gia cũng như trong các điều ước quốc tế.
– Áp dụng đối với nhân viên ngoại giao, lãnh sự và nhân viên của các tổ chức quốc tế.
Cơ sở : người nước ngoài chỉ được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt này trên cơ sở pháp luật quốc gia của nước sở tại hoặc điều ước quốc tế mà nước này tham gia. Trên thực tế các chế độ đãi ngộ đặc biệt này thường được áp dụng trong các quan hệ ngoại giao – quan hệ lãnh sự
Theo điều 29 Công ước viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao thì nhân viên ngoại giao của nước ngoài ở nước sở tại được hưởng các chế độ đãi ngộ đặc biệt: “ thân thể của viên chức ngoại giao là bất khả xâm phạm. Họ không thể bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất kì hình thức nào. Nước tiếp nhận cần có sự đối xử trọng thị xứng đáng với họ và áp dụng mọi biện pháp thích đáng để ngăn chặn mọi hành vi xúc phạm đến thân thể, tự do hay phẩm cách của họ”