Hiện nay đất nước càng phát triển thì việc đầu tư kinh doanh, hợp tác đầu tư hay hợp đồng kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều. Bên cạnh việc giao kết thì việc đơn phương chấm dứt cũng là vướng mắc mà nhiều nhà đầu tư đã đặt ra trong mọi trường hợp muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế. Vậy các công ty mà muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải làm thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Quy định đơn phương chấm dứt hớp đồng
Đơn phương chấm dứt hợp đồng được quy định tại Điều 428 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.”
Thời gian được đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 428 Bộ Luật Dân sự 2015 về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nói chung và đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế nói riêng.
Để xem xét việc đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế đúng luật thì phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể như:
- Bên còn lại vi phạm nghiêm trọng các điều khoản trong Hợp đồng kinh tế đã giao kết.
- Các bên thỏa thuận các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế.
- Pháp luật có quy định khác.
Nếu một bên trong quan hệ hợp đồng mà đơn phương chấm dứt hợp đồng mà bên kia vi phạm một trong các trường hợp nêu trên thì được xác định là đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật nhưng nếu một bên không vi phạm một trong các trường hợp nêu trên mà bên còn lại muốn chấm dứt thì gọi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.
Thông báo cho bên còn lại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế
Theo quy định tại Khoản 2 Khoản 3 Khoản 4 Điều 428 Bộ Luật Dân sự 2015 về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng về việc phải thông báo ngay cho bên còn lại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Như vậy, khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế thì việc thông báo cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng là bắt buộc, bởi vì trong trường hợp bên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng không gửi thông báo trước cho bên kia thì khi bên kia bị thiệt hại thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại, sẽ gây tổn thất tài chính.
Mẫu thông báo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế
Nội dung của mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế
– Về hình thức bao gồm: thông tin về quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm và tên mẫu thông báo. Tên mẫu thông báo cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về việc chấm dứt hợp đồng kinh tế và bao quát được nội dung chính của mẫu thông báo này.
– Về nội dung:
+ Cần ghi chính xác, chi tiết và cụ thể thông tin về họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, mã số thuế, đại diện theo pháp luật, … của công ty nơi nhận thông chấm dứt hợp đồng kinh tế của bạn.
+ Các căn cứ để viết thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế như: Căn cứ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết; căn cứ theo quy định của pháp luật tại điều, khoản, điểm nào của luật nào.
+ Lý do viết thông báo chấm dứt đồng kinh tế. Đây là phần rất quan trọng để đánh giá về việc chấm dứt hợp đồng kinh tế của bạn có đảm bảo đúng quy định của pháp luật và thỏa thuận mà hai bên đã kí kết trong hợp đồng kinh tế trước đó đã ký kết hay không.
+ Phần thông tin đề cập đến việc mong muốn của phía muốn chấm dứt hợp đồng như: Bên A yêu cầu bên B phải phối hợp thực hiện về các công việc sau để giải quyết toàn bộ các hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng kinh tế,….
Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế
- Bước 1: Tiến hành đàm phán vướng mắc trong thực hiện hợp đồng và làm rõ căn cứ chấm dứt hợp đồng với đối tác.
- Bước 2: Ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
- Bước 3: Gửi thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng cho đối tác.
- Bước 4: Đối chiếu và xác nhận công việc hoàn thành, công nợ khi hợp đồng đã chấm dứt.
Thông thường nội dung thỏa thuận hợp đồng luôn ghi nhận về ưu tiên thương lượng, đàm phán khi có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng.
Hướng dẫn soạn thảo mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn
Trên thực tế, một mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn không được pháp luật hiện hành quy định cụ thể. Nhưng trong nội dung của công văn này phải chứa đựng nội dung các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng (nội dung các thỏa thuận này không được vi phạm điều cắm của luật, không trái đạo đức xã hội). Do đó, một mẫu ông văn chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn về cơ bản không thể thiếu các nội dung như:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ; số và ký hiệu, địa danh và ngày tháng năm lập,
– Thông tin của các bên trong hợp đồng kinh tế ,
– Lý do chấm dứt hợp đồng hợp đồng kinh tế trước thời hạn, Quyền và nghĩa vụ của các bên khi chấm dứt hợp đồng,
– Phương thức giải quyết tranh chấp (nếu có);
– Thẩm quyền người ký chữ ký; họ tên người ký.
– Về nội dung mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế
+ Thông tin về họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, mã số thuế, đại diện theo pháp luật, … của công ty nơi nhận thông chấm dứt hợp đồng kinh tế
+ Các căn cứ để viết thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế như: Căn cứ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết; căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Lý do viết thông báo chấm dứt đồng kinh tế. Đây là phần rất quan trọng để đánh giá về việc chấm dứt hợp đồng kinh tế của công ty có đảm bảo đúng quy định của pháp luật và thỏa thuận mà hai bên đã kí kết trong hợp đồng kinh tế trước đó đã ký kết hay không.
+ Hậu quả khi chấm dứt hợp đồng kinh tế mà hai bên cần giải quyết
+ Cuối cùng trong công văn thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế phải có chữ ký và họ tên của người lập thông báo, có thể kèm theo con dấu của doanh nghiệp.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Án lệ về đơn phương chấm dứt hợp đồng như thế nào?
- Người đang bị tạm giam có bị chấm dứt hợp đồng lao động hay không năm 2022?
- Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động năm 2022
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế” hoặc các dịch vụ khác liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề xác nhận tình trạng hôn nhân Hồ Chí Minh … Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
– Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
– Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
– Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
Trường hợp đơn phương thanh lý hợp đồng, bên đơn phương cũng phải căn cứ vào các điều khoản tại hợp đồng trước đó. Theo đó, có hai trường hợp sau đây:
– Hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng: Căn cứ vào thỏa thuận này để bên đơn phương chấm dứt hợp đồng soạn biên bản thanh lý và gửi đến bên bị đơn phương chấm dứt hợp đồng. Lưu ý, thời gian thông báo cần phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc báo trước cho đối tác một khoảng thời gian nhất định.
– Hai bên không có thỏa thuận về thanh lý trong hợp đồng: Khi có nhu cầu, bên đơn phương thanh lý hợp đồng phải gửi biên bản thanh lý đến bên còn lại và nhận được sự đồng ý của bên đó. Nếu có thiệt hại xảy ra, hai bên cũng phải thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại…