Sổ đỏ hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền ử dụng đất là một trong những loại giấy tờ bắt buộc phải có khi người dân muốn sở hữu đất. Đây là một loại giấy tờ pháp lý vô cùng quan trọng của chủ sở hữu đất. Để từ đó chủ sở hữu đất sẽ có căn cứ để thực hiện các quyền của mình đối với đất. Trong một số trường hợp, người sử dụng đất có quyền được dổi sổ đỏ từ cũ sang mới. Vậy ” thủ tục đổi sổ đỏ cũ sang sổ mới” được thực hiện như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, Sổ đỏ nhà tôi do quá trình bảo quản không kĩ nên đã có dấu hiệu bị rách góc và nhàu nát, luật sư cho tôi hỏi là tôi có thể đổi sổ đỏ cũ sang sổ đỏ mới được không ạ?. nếu được thì thủ tục đổi sổ đỏ cũ sang sổ mới được thực hiện như thế nào ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, đề giải đáp thức mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.
Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
Tuy nhiên, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).
Như vậy, Sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được pháp luật quy định. Để thuận tiện cho người đọc, trong nhiều bài viết thường sử dụng từ “Sổ đỏ” thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận như quy định của pháp luật.
Thông tin ghi trên Sổ đỏ
Theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNTM Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:
Trang 1 của Giấy chứng nhận
Trang 1 gồm:
– Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ;
– Mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen;
– Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trang 2 của Giấy chứng nhận
Trang 2 in chữ màu đen gồm:
– Mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú;
– Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận;
– Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
Trang 3 của Giấy chứng nhận
Trang 3 in chữ màu đen gồm:
– Mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”;
– Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”.
Trang 4 của Giấy chứng nhận
Trang 4 in chữ màu đen gồm:
– Nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”;
– Nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.
Trang bổ sung của Giấy chứng nhận
Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm:
– Dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”;
– Số hiệu thửa đất;
– Số phát hành Giấy chứng nhận;
– Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;
– Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận.
Thủ tục đổi sổ đỏ cũ sang sổ mới
Thủ tục đổi sổ đỏ cũ nát sang sổ đỏ mới được quy định tại Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về cấp đổi Giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng như sau:
“a) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
b) Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;
c) Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;
d) Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.”
Như vậy, nếu như sổ đỏ đã quá cũ khiến việc đọc các thông tin trên sổ khó khăn thì có thể xin cấp đổi sổ mới.
Trình tự thực hiện thủ tục cấp đổi cần làm theo các bước quy định tại Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người có nhu cầu xin cấp đổi nộp 1 bộ hồ sơ tại phòng đăng ký đất đai thuộc UBND cấp huyện hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác nhận lý do cấp đổi và trình lên cơ quan có thẩm quyền cấp đổi.
Bước 3: Trao Giấy chứng nhận
Hồ sơ xin cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ Khoản 1, Điều 10 Thông tư 24/2014/TT- BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, khi làm thủ tục xin cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
Hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai. Thời gian thực hiện việc cấp đổi Giấy chứng nhận trong trường hợp này là không quá 10 ngày.
Quy định pháp luật về việc đổi sổ đỏ sang mẫu mới
Theo khoản 2 điều 97 Luật Đất đai năm 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở; pháp luật về xây dựng trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Ngoài ra cũng tại điềm a khoản 1 Điều 76, Nghị định 43/2014:
Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Căn cứ quy định nêu trên, người dân không bắt buộc phải đổi sổ đỏ, sổ hồng mẫu cũ sang sổ hồng mẫu mới.
Tuy nhiên, nếu người dân đã được cấp sổ đỏ, sổ hồng trước ngày 10/12/2019 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang sổ hồng mẫu mới.
Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng
Bên cạnh sổ đỏ, sổ hồng cũng là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn chưa phân biệt được sổ đỏ và sổ hồng.
Sổ đỏ và sổ hồng có một số điểm khác biệt trên những khía cạnh sau:
Về cơ quan ban hành
+, Sổ đỏ do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành
+, Sổ hồng: Bộ Xây dựng
Về loại đất được cấp giấy chứng nhận
+, Sổ đỏ: đất ở ở vùng nông thôn, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
+, Sổ hồng: nhà ở riêng đất hoặc nhà chung cư
Về đặc điểm bên ngoài+
+, Sổ đỏ: bìa màu đỏ với tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”
+, Sổ hồng: bìa màu hồng nhạt với tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” hoặc “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ở nhà”
Về thẩm quyền cơ quan cấp, phát giấy chứng nhận
Sổ đỏ:
– Đối với chủ sở hữu là tổ chức, sổ đỏ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp
– Đối với chủ nhân là tổ chức và cá nhân, sổ đỏ do UBND cấp tỉnh cấp
nSổ hồng: UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh cấp phát
Năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hợp nhất giá trị pháp lý giữa sổ hồng và sổ đỏ thông qua việc ban hành một mẫu giấy chứng nhận duy nhất sử dụng trên phạm vi cả nước là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thủ tục đổi sổ đỏ cũ sang sổ mới“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; tuyên bố giải thể công ty; tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vi phạm bản quyền trong xuất bản
- Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực là gì?
- Quy định hồ sơ tuyển dụng viên chức như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 1, Điều 10 Thông tư 24/2014/TT- BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, khi làm thủ tục xin cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
Hai cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận là Sở Tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Để xác định thẩm quyền thuộc cơ quan nào phải dựa vào việc nơi có bất động sản đã thành lập văn phòng đăng ký đất đai chưa. Do đó người xin cấp đổi căn cứ vào Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP để nộp hồ sơ đúng thẩm quyền.
Theo quy định của pháp luật thì không bắt buộc người dân phải đổi từ sổ cũ sang sổ mẫu mới, việc cấp đổi phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. Nếu có nhu cầu đổi sang mẫu giấy chứng nhận mới, người dân làm thủ tục xin cấp đổi. Đây cũng là một trong 4 trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận được quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP.