Hiện nay, khái niệm con ngoài giá thú không được quy định trong văn bản pháp luật. Con ngoài giá thú có thể hiểu là con được sinh ra khi bố mẹ không đăng ký kết hôn. Cùng tìm hiểu về thủ tục đổi họ cho con ngoài giá thú qua bài viết dưới đây của Luật sư X.
Thủ tục đổi họ cho con ngoài giá thú
Hiện nay không có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa thế nào là con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì pháp luật Việt Nam chỉ công nhận một cuộc hôn nhân hợp pháp khi các bên đủ điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND xã/phường).
Các trường hợp có thể phát sinh con ngoài giá thú bao gồm: Nam, nữ đều còn độc thân có quan hệ tình cảm với nhau, sinh con ra nhưng không đăng ký kết hôn; Nam, nữ (một trong hai bên hoặc cả hai bên) đã kết hôn với người khác nhưng có quan hệ tình cảm với nhau và sinh con; con được sinh ra trong thời gian nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, bao gồm cả trường hợp vợ chồng đã ly hôn, sau đó sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn lại.
Đăng ký nhận cha con
Về thẩm quyền đăng ký nhận cha được quy định tại Điều 24 Luật Hộ tịch: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.”
Về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch và Điều 14 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp, cụ thể như sau:
Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
- Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Sau khi có Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con, chị sẽ làm thủ tục bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của các con.
Thủ tục đổi họ cho con
Theo quy định tại khoản 1, Điều 28 Luật Hộ tịch, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai (theo mẫu quy định);
– Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ ( Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con).
– Bản chính Giấy khai sinh của các con chị;
– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng của người đi đăng ký (theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ).
Thủ tục đăng ký thay đổi họ được quy định tại khoản 2, 3 Điều 28 Luật Hộ tịch, theo đó: “2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: Thủ tục đổi họ cho con ngoài giá thú mới năm 2022
Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn vận dụng vào công việc và cuộc sống. Để có thêm thông tin về những vấn đề khác như: công ty tạm ngừng kinh doanh, hồ sơ chuyển nhượng đất, dịch vụ lập thừa kế nhà đất,… của Luật sư X, hãy liên hệ với chúng tôi.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Được quyền xác định cha mẹ;
– Hưởng các quyền lợi như đứa con bình thường khác: Quyền cư trú, quyền hộ tịch, giám hộ, quyền tài sản, thừa kế…..
Nếu có đầy đủ chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con thì bạn vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Nếu các thành viên khác không cho được hưởng quyền thừa kế, về nguyên tắc bạn có thể khởi kiện lên Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.