Nhiều người hiện nay thắc mắc về việc thông tin về ngày, tháng, năm sinh trong sổ hộ khẩu khác với thông tin ngày, tháng, năm sinh trong Giấy khai sinh thì phải làm như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn thủ tục đính chính năm sinh trong sổ hộ khẩu. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Các trường hợp được đính chính năm sinh trong sổ hộ khẩu?
Khi sinh ra chúng ta sẽ được quyền đăng ký khai sinh. Nội dung trên giấy khai sinh là riêng biệt với mỗi các nhân.
Như vậy, căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về giá trị pháp lý của giấy khai sinh:
“Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh”.
Như vậy, giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ; giấy tờ của cá nhân phải có thông tin trùng khớp với thông tin trong Giấy khai sinh.
Trong trường hợp thông tin về ngày, tháng, năm sinh trong Giấy khai sinh và thông tin ngày, tháng, năm sinh trong sổ hộ khẩu khác nhau thì cá nhân có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đính chính lại các thông tin trên sổ hộ khẩu để phù hợp với thông tin trong Giấy khai sinh của cá nhân đó.
Như vậy, năm sinh trong sổ hộ khẩu của cá nhân sẽ được đính chính theo năm sinh trên giấy khai sinh của cá nhân đó.
Thủ tục đính chính năm sinh trong sổ hộ khẩu.
Việc đính chính năm sinh trong sổ hộ khẩu được quy định tại khoản 2 Luật Cư trú như sau:
Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được ủy quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Theo quy định này, người có yêu cầu đính chính năm sinh trong sổ hộ khẩu cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Sổ hộ khẩu;
- Giấy khai sinh hoặc quyết định được phép đính chính năm sinh cho cá nhân của cơ quan có thẩm quyền;
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Bản chính giấy tờ nhân thân của người yêu cầu;
- Giấy ủy quyền (trong trường hợp có ủy quyền).
Sau khi chuẩn bị những giấy tờ nêu trên, người có yêu cầu đính chính năm sinh trong sổ hộ khẩu nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
Cụ thể, theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Luật cư trú, cơ quan có thẩm quyền đính chính năm sinh trong sổ hộ khẩu đó là:
- Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
- Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có quyết định đính chính năm sinh của cơ quan có thẩm quyền thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người đại diện trong hộ phải làm thủ tục điều chỉnh trong sổ hộ khẩu.
Lệ phí đính chính năm sinh trong sổ hộ khẩu.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 250/2016/TT-BTC mức lệ phí thủ tục đính chính năm sinh trong sổ hộ khẩu tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương.
Tuy nhiên, Hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố cần quyết định mức thu cho việc điều chỉnh thông tin này cần đảm bảo nguyên tắc: mức thu đối với việc đăng ký cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố cao hơn mức thu đối với các khu vực khác.
Điều kiện thay đổi họ, tên.
Điều kiện thay đổi họ.
Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cá nhân có quyền yêu cầu thay đổi họ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Cha mẹ đẻ yêu cầu thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc cha mẹ đẻ yêu cầu thay đổi họ cho con đẻ từ họ của mẹ đẻ sang họ của cha mẹ.
- Cha mẹ nuôi yêu cầu thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi.
- Trong trường hợp khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người con nuôi này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ.
- Khi có yêu cầu của cha để hay mẹ đẻ thay đổi họ cho con hoặc yêu cầu của con khi xác định cha, mẹ cho con.
- Trong trường hợp người bị lưu lạc không rõ nguồn gốc của mình, bây giờ đã tìm ra nguồn gốc huyết thống có yêu cầu thay đổi họ phù hợp với huyết thống của mình.
- Khi có yêu cầu thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc trong trường hợp lấy lại họ vợ chồng trước khi thay đổi.
- Khi có yêu cầu thay đổi họ của con trong trường hợp cha, mẹ thay đổi họ và các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên, bạn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi họ để phù hợp với nguyện vọng của mình.
Điều kiện thay đổi tên.
Căn cứ Điều 28 BLDS năm 2015 quy định cá nhân có quyền yêu cầu thay đổi tên khi thuộc một trong các trường hợp như sau:
- Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây hoặc có thể gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của người đó.
- Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc trong trường hợp khi người con nuôi kết thúc làm con nuôi và người con nuôi này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt.
- Theo yêu cầu của cha đẻ hay mẹ đẻ hoặc người con trong trường hợp xác định cha, mẹ cho con.
- Theo yêu cầu thay đổi tên của người bị lưu lạc nhưng nay đã tìm ra được nguồn gốc huyết thống của mình.
- Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
- Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính và các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Đối với trường hợp thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi cần phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai thay đổi họ tên. Trong trường hợp đổi họ tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của người đó. Việc thay đổi họ tên của cá nhân sẽ không làm thay đổi, hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự đã được xác lập theo họ tên cũ.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Khi nào được giảm mức hình phạt đã tuyên?
- Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Có thể tra cứu bảo hiểm thất nghiệp theo những cách nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục đính chính năm sinh trong sổ hộ khẩu năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ bảo hộ logo công ty, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các trường hợp phải thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu:
– Trường hợp có thay đổi về: Chủ hộ, họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong Sổ hộ khẩu;
– Trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà;
– Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Sổ hộ khẩu là công cụ để Nhà nước quản lý nơi cư trú của công dân. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình; cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Những người đăng ký tạm trú chỉ được cấp Sổ tạm trú thay vì Sổ hộ khẩu.
Đối với những trường hợp thay đổi họ tên cho công dân Việt nam dưới 14 tuổi thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã. Còn đối với trường hợp thay đổi họ tên cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên thuộc về Ủy ban nhân dân huyện/quận nơi người cần thay đổi họ, tên đã đăng ký khai sinh trước đây.