Thưa Luật sư X, tôi là Hà Trang, tôi đang sinh sống tại Thành phố Cần Thơ, tôi chia sẻ vấn đề của tôi như sau: Sau một quá trình học tập và không ngừng cố gắng thì tôi được kết nạp và trở thành Đảng viên chính thức. Hiện tại, tôi có chút thắc mắc về vấn đề sinh hoạt Đảng. Tôi có nghe nói rằng nếu không tham gia sinh hoạt Đảng và có những hành vi vi phạm, ảnh hưởng đến tổ chức Đảng thì Đảng viên đó sẽ bị đình chỉ sinh hoạt Đảng. Tôi không biết điều này có đúng không ạ? Rất mong được Luật sư giải đáp về các vấn đề: Trường hợp nào bị đình chỉ sinh hoạt Đảng? Thủ tục đình chỉ sinh hoạt Đảng viên như thế nào? Xin chân thành cảm ơn Luật sư X!
Tại nội dung bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn đọc về quy định về Thủ tục đình chỉ sinh hoạt đảng viên như thế nào, và quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo.
Trường hợp nào bị đình chỉ sinh hoạt Đảng?
Đảng viên sẽ bị đình chỉ sinh hoạt Đảng khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng về kỷ luật Đảng, có hành vi cố ý gây trở ngại cho hoạt động cấp Ủy, công tác kiểm tra của Đảng. Hoặc Đảng viên thuộc trường hợp bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy tố, tạm giam. Để hiểu sâu hơn về các trường hợp nào thì Đảng viên sẽ bị đình chỉ sinh hoạt Đảng thì mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây.
Theo Điều 28 Quy định 22-QĐ/TW, các trường hợp bị đình chỉ sinh hoạt Đảng gồm:
– Khi Đảng viên vi phạm và phải đình chỉ sinh hoạt Đảng để ngăn chặn việc gây trở ngại cho công tác xem xét, kết luận của tổ chức Đảng có thẩm quyền.
– Đảng viên vi phạm và có hành vi làm cho vi phạm trở nên nghiêm trọng hơn.
– Đảng viên có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng và cố ý gây trở ngại cho hoạt động của cấp ủy và công tác kiểm tra của Đảng;
– Đảng viên bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định truy tố, tạm giam.
Như vậy, có 04 trường hợp Đảng viên sẽ bị đình chỉ sinh hoạt Đảng nêu trên.
Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt tối đa trong thời gian là: Thời hạn đình chỉ sinh hoạt Đảng được nêu cụ thể tại Điều 31 Quy định 22 là 90 ngày. Trường hợp phải gia hạn thì thời hạn đình chỉ kể cả gia hạn không quá 180 ngày.
Trong đó, với riêng Đảng viên bị truy tố, tạm giam thì thời hạn đình chỉ sinh hoạt Đảng được tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có).
Thủ tục đình chỉ sinh hoạt Đảng viên như thế nào?
Khi Đảng viên thuộc một trong các trường hợp được nêu trên thì sẽ bị đình chỉ sinh hoạt Đảng với thời hạn đình chỉ theo pháp luật quy định là 90 ngày. Nếu nhận thấy Đảng viên thuộc trường hợp bị đình chỉ sinh hoạt thì cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện thủ tục đình chỉ sinh hoạt Đảng viên đối với các trường hợp đó. Để bạn đọc có thể hiểu và nắm rõ về trình tự, thủ tục tiến hành đình chỉ, Luật sư X mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây. Thủ tục đình chỉ sinh hoạt Đảng với Đảng viên như sau:
Giai đoạn 1: Vụ việc đang điều tra, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
Nếu Đảng viên thuộc hai trường hợp sau thì bên cạnh đình chỉ sinh hoạt Đảng còn có thể đình chỉ chức vụ trong Đảng mà Đảng viên đó đang đảm nhiệm:
- Nhận thấy Đảng viên có dấu hiệu liên quan đến trách nhiệm cá nhân hoặc dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng.
- Nếu để Đảng viên đương chức sẽ gây trở ngại cho việc xem xét, kết luận.
Ban Cán sự Đảng, Đảng đoàn hoặc cấp ủy quản lý Đảng viên đó chỉ đạo tổ chức Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội quyết định đình chỉ chức vụ về chính quyền, đoàn thể theo thẩm quyền.
Giai đoạn 2: Sau khi kết thúc điều tra, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán
– Nếu Đảng viên đó vi phạm pháp luật thì xử lý theo quy định và xem xét, thi hành kỷ luật Đảng.
– Nếu Đảng viên đó không vi phạm hoặc vi phạm không đến mức cách chức thì khôi phục lại chức vụ đã đình chỉ hoặc bố trí công tác khác.
Ngoài ra, nếu Đảng viên bị đình chỉ chức vụ về chính quyền, đoàn thể thì Thủ trưởng hoặc cấp ủy, tổ chức Đảng trong cơ quan của Đảng viên đó phải thông báo cho Ủy ban kiểm tra cùng cấp để đề nghị xem xét, quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp ủy hoặc chức vụ trong thời gian chậm nhất là 05 ngày.
Lưu ý: Trong thời gian bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, Đảng viên phải chấp hành nghiêm các yêu cầu của tổ chức Đảng có thẩm quyền về việc tường trình sự việc, tự kiểm điểm về những vi phạm, thực hiện các nhiệm vụ được giao…
Tuy vậy, Đảng viên cũng được đưa ra ý kiến của mình nhưng không được lấy danh nghĩa tổ chức Đảng hoặc cấp ủy viên, chức vụ đã bị đình chỉ để điều hành công việc.
Thẩm quyền
Việc đình chỉ sinh hoạt Đảng vien được quy định tại khoản 2 Điều 29 Quy định 22 như sau:
– Tổ chức Đảng quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng của Đảng viên là tổ chức Đảng có thẩm quyền khai trừ với Đảng viên đó.
– Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên được quyền quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng với Đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý (ở Trung ương là Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý) nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp khi bị tạm giam, truy tố.
Đảng viên bị đình chỉ có được quay lại sinh hoạt Đảng không?
Tổ chức Đảng phải xem xét, kết luận rõ nội dung vi phạm của Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt Đảng để quyết định cho Đảng viên đó trở lại sinh hoạt và xem xét, xử lý kỷ luật Đảng bằng hình thức phù hợp khác.
Đồng thời, tổ chức Đảng có thẩm quyền cũng phải kịp thời chỉ đạo việc xem xét, xử lý kỷ luật về chính quyền, về đoàn thể. Nếu không thuộc thẩm quyền thì chỉ đạo hoặc kiến nghị các tổ chức Đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đặc biệt, trong trường hợp Đảng viên không còn bị tạm giam, không bị truy tố thì Thủ trưởng cơ quan pháp luật là Đảng viên hoặc tổ chức Đảng ở cơ quan pháp luật phải thông báo kịp thời trong thời gian 05 ngày bằng văn bản đến cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra của cấp ủy quản lý Đảng viên để xem xét cho Đảng viên quay trở lại sinh hoạt Đảng.
Nếu hết thời hạn tạm giam hoặc không bị tạm giam nhưng vẫn bị truy tố, xét xử thì tổ chức Đảng chưa quyết định cho Đảng viên trở lại sinh hoạt Đảng, cấp ủy.
Như vậy, Đảng viên chỉ được xem xét quay trở lại sinh hoạt Đảng sau khi được tổ chức Đảng xem xét, kết luận rõ nội dung vi phạm của người này.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục đình chỉ sinh hoạt Đảng viên như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về Đăng ký bảo hộ logo Tp Hồ Chí Minh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục cấp giấy phép môi trường mới 2023
- Trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng
- Khó khăn trong giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay là gì?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 4 Điều 2 Điều lệ Đảng, Đảng viên có nghĩa vụ sinh hoạt Đảng và đóng Đảng phí. Đặc biệt, nếu không đóng Đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng, Đảng viên có thể bị xóa tên trong danh sách Đảng viên theo khoản 1 Điều 8 Điều lệ Đảng.
Do đó, dù đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt Đảng nhưng chưa bị xóa tên thì vẫn là Đảng viên nên vẫn phải thực hiện nhiệm vụ của Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng.
Như vậy, dù bị đình chỉ sinh hoạt Đảng nhưng Đảng viên vẫn phải nộp Đảng phí.
Theo quy định tại mục 8.1 Quy định 24/QĐ-TW, thì chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp đảng viên bỏ sinh hoạt đảng ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng.
Bên cạnh đó, tại mục 3.5.2 Quy định 24/QĐ-TW quy định: Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do tự bỏ sinh hoạt đảng.
Theo các quy định trên, có thể thấy nếu đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng sẽ bị xem xét, đề nghị xóa tên đảng viên và sẽ không được xem xét, kết nạp Đảng lại.
Tuy nhiên nếu thuộc một trong số các trường hợp sau thì đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng theo Mục 7 Quy định 24/QĐ-TW:
– Đảng viên tuổi cao, sức khoẻ yếu không thể tham gia sinh hoạt đảng được, tự làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng, chi bộ xem xét, quyết định. Chi uỷ hoặc bí thư chi bộ báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp biết.
– Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có quyền hạn và trách nhiệm sau:
+ Được dự đại hội đảng viên; được cung cấp thông tin theo quy định tại Mục 2.1 Quy định 24/QĐ-TW nếu đảng viên đó yêu cầu.
+ Được xét tặng Huy hiệu Đảng khi có đủ tiêu chuẩn.
+ Được miễn đánh giá chất lượng đảng viên trong thời gian được miễn công tác và sinh hoạt đảng.
+ Bản thân phải gương mẫu và vận động gia đình chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, nếu vi phạm kỷ luật đảng thì xử lý kỷ luật như đối với đảng viên đang sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Đảng.
Theo Điều 7 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về hình thức kỷ luật như sau:
“Điều 7. Hình thức kỷ luật
1. Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ), khai trừ.
3. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.”
Do đó xoá tên đang viên không phải là hình thức kỷ luật được áp dụng đối với đảng viên vi phạm.