Chào Luật sư X, tôi năm nay 24 tuổi quê ở Bình Dương, nay nghe lời khuyên của nhiều người quen nên muốn đi sang Hàn Quốc xuất khẩu lao động làm việc để kiếm thêm thu nhập. Nhưng tôi không có người quen làm việc ở nước ngoài và nghe nói muốn đi nước ngoài làm việc phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, các thủ tục để đi nước ngoài làm việc rất phức tạp, có nhiều yêu cầu khắc khe. Vậy thủ tục đi nước ngoài làm việc hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020
Người lao động Việt Nam có thể đi làm việc ở nước ngoài không?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 5 Luật này cũng quy định về các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm có:
Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
- Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
- Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Như vậy, từ quy định trên, NLĐ Việt Nam có thể đi làm việc ở nước ngoài bằng một trong các hình thức nêu trên.
Những lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động nước ngoài
Điều kiện của NLĐ Việt Nam do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đưa đi làm việc ở nước ngoài
Theo Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2020 quy định điều kiện của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đưa đi làm việc ở nước ngoài như sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;
- Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động;
- Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động;
- Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng;
- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần chuẩn bị Hồ sơ đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Điều 45 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2020
Điều kiện để người Việt Nam đi nước ngoài làm việc
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài.
- Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
- Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
- Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thủ tục đi nước ngoài làm việc
Hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Đơn đi làm việc ở nước ngoài.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động.
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
- Văn bằng, chứng chỉ về ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và giấy tờ khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
Bước 1: Đăng ký đi làm việc ở nước ngoài:
- Người lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài thuộc doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, sẽ được tư vấn các lĩnh vực, ngành nghề, công việc người lao động sẽ đi làm việc ở các thị trường phù hợp với kỹ năng, trình độ, độ tuổi, giới tính, sức khỏe, chi phí phải đóng góp và tiến độ nộp các khoản chi phí;
- Người lao động lựa chọn thị trường và đơn hàng phù hợp.
Bước 2: Tuyển chọn:
- Người lao động tham gia tuyển chọn trực tiếp hoặc qua mạng, sau khi trúng tuyển đơn hàng sẽ phải khám sức khỏe tại các cơ sở y tế đáp ứng điều kiện đi làm việc ở nước tiếp nhận.
Bước 3: Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cần thiết:
- Người lao động sau khi trúng tuyển phải tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết do đơn vị phái cử tổ chức, Khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm 74 tiết học về: quy định pháp luật liên quan của VN và nước đến làm việc, phong tục tập quán nước đến làm việc, các điều kiện hợp đồng lao động… Sau khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
- Căn cứ vào yêu cầu của chủ sử dụng lao động, người lao động có thể được đào tạo thêm về tay nghề và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu về trình độ tay nghề và ngoại ngữ trước khi xuất cảnh.
Bước 4: Ký hợp đồng:
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp dịch vụ phải ký 2 loại Hợp đồng, đó là: Hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp và Hợp đồng lao động ký với chủ sử dụng nước ngoài. Cả 2 loại hợp đồng trên đều phải có ngôn ngữ Tiếng Việt và người lao động được quyền giữ 1 bản hợp đồng sau khi hai bên đã ký.
Lưu ý: Người lao động cần đọc rõ các điều khoản trong hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động ký với chủ sử dụng, đặc biệt lưu ý các điều khoản về các khoản phí người lao động phải nộp; công việc và các điều kiện làm việc ở nước ngoài…
Bước 5: Nộp các khoản chi phí để đi làm việc ở nước ngoài:
Người lao động có nghĩa vụ nộp các khoản chi phí theo quy định cho đơn vị phái cử (như phí đào tạo, phí dịch vụ, phí môi giới (nếu có), lệ phí visa, vé máy bay).
Bước 6: Xin thị thực/visa làm việc và xuất cảnh
- Dưới dự hỗ trợ của đơn vị phái cử (doanh nghiệp XKLĐ/đơn vị sự nghiệp…) người lao động phải hoàn thiện hồ sơ để xin visa/thị thực đi làm việc để nộp tại Đại sứ quán nước tiếp nhận lao động tại Việt Nam. Bộ hồ sơ xin visa lao động thông thường gồm các giấy tờ sau: Hợp đổng lao động mà người lao động đã ký với chủ sử dụng; Lý lịch tư pháp; Phiếu trả lời/Thư giới thiệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước/cơ quan lao động địa phương; Hộ chiếu; Chứng minh thư nhận dân/Thẻ căn cước công dân; và các giấy tờ khác tùy theo yếu cầu của mỗi nước….
- Sau khi có visa làm việc, người lao động sẽ xuất cảnh sang nước tiếp nhận để làm việc theo thời hạn của Hợp đồng đã ký.
Sau khi kết thức hợp đồng lao động ở nước ngoài về nước, người lao động có trách nhiệm phải đến đơn vị phái cử để thanh lý hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài. Đây là việc đi xuất khẩu lao động theo con đường chính ngạch, an toàn và được Nhà nước quản lý, bảo hộ.
Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài ở đâu?
- Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp có trự sở
- Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở thông thường nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố).
- Các trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội ……theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
Thời hạn giải quyết xin cấp giấy phép lao động?
Nếu đơn vị sử dụng lao động Nộp hồ sơ qua mạng hoặc nộp trực tiếp thời hạn trả kết quả là 05 ngày làm việc. Cơ quan chấp thuận sẽ cấp Giấy phép lao động nếu hồ sơ hợp lệ hoặc ra thông báo chỉnh sửa hồ sơ nếu có sai sót. Sau khi nhận được Giấy phép lao động qua thư điện tử, người sử dụng lao động sẽ nộp bản gốc hồ sơ cho cơ quan cấp phép và nhận bản gốc giấy phép lao động.
Mức lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
- Cấp giấy phép lao động: Mức thu 600.000 đồng/01 giấy phép;
- Cấp lại giấy phép lao động: Mức thu 450.000 đồng/01 giấy phép;
- Cấp gia hạn giấy phép lao động: Mức thu 450.000 đồng/01 giấy phép.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thủ tục đi nước ngoài làm việc chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục đi nước ngoài làm việc” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tạm ngừng kinh doanh chi nhánh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Phụ lục I Nghị định số 38 /2020/NĐ-CP, những công việc lao động Việt Nam bị cấm đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:
– Công việc massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí;
– Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm), tiếp xúc thường xuyên với mangan, điôxit thủy ngân;
– Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại;
– Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất axit nitơric, natri sunfat, disunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh;
– Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập;
– Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương);
– Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.
Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư;
– Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;
– Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Có trang thông tin điện tử.
Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp cho doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định 112/2021/NĐ-CP.
Giấy phép có hoa văn màu vàng nhạt, nền trống đồng, hình Quốc huy và tên viết tắt của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bằng tiếng Anh (MOLISA) được in chìm, trên giấy bìa cứng kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm), khung viền màu xanh theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP.