Những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nào được miễn trừ? Trình tự, thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được thực hiện như thế nào?… Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm, tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Trường hợp được miễn trừ đối với thỏa thuận cạnh tranh bị cấm
Căn cứ Điều 14 Luật canh tranh 2018; quy định trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều 11; bị cấm theo quy định tại Điều 12 của Luật cạnh tranh 2018; được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ; nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
+ Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
+ Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng; định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm.
+ Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán; nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.
Thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành; lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
Doanh nghiệp mong muốn được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; cần thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Luật canh tranh 2018; quy định về hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm:
+ Đơn theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành.
+ Dự thảo nội dung thỏa thuận giữa các bên.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Bản sao Điều lệ của hiệp hội ngành, nghề; đối với trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có sự tham gia của hiệp hội ngành, nghề.
+ Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp; trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật.
+ Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng đủ quy định được miễn trừ; kèm theo chứng cứ để chứng minh.
+ Văn bản ủy quyền của các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm cho bên đại diện (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ và phí thẩm định hồ sơ
Doanh nghiệp dự định tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.
Sau khi nhận được thông báo hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ; bên nộp hồ sơ phải nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
- Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ; trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ; Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định chấp thuận; hoặc quyết định không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ. Trường hợp không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ phải nêu rõ lý do.
Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn ra quyết định có thể được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gia hạn; nhưng không quá 30 ngày. Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày hết thời hạn ra quyết định.
- Hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ; Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung; để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ; trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo.
Khi kết thúc thời hạn mà bên được yêu cầu không sửa đổi, bổ sung; hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ không đầy đủ theo yêu cầu; thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là gì?
Câu hỏi thường gặp
Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động; hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh; bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại; và các chuẩn mực khác trong kinh doanh; gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Doanh nghiệp có quyền rút hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Đề nghị rút hồ sơ phải được lập thành văn bản; và gửi đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Phí thẩm định hồ sơ không được hoàn lại cho doanh nghiệp rút hồ sơ đề nghị hưởng miễn