Chào Luật sư, Tôi tên là Vân Anh 25 tuổi. Tôi có miếng đất ở quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh vì cần vốn đề làm ăn nên dự định bán cho người bạn ở Bến Tre. Đây là lần đầu tiên tôi bán đất nên tôi chưa biết một số thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất. Cho tôi hỏi pháp luật hiện nay có quy định gì về thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất? Hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng/chứng thực không? Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để có thể giải đáp thắc trên của quý độc giả. Bây giờ cùng Luật sư X tham khảo bài viết về: “Thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất” dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
Đặt cọc mua bán nhà đất là gì?
Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
Như vậy, đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; đặt cọc được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, phổ biến nhất là khi chuyển nhượng nhà đất.
Đặt cọc mua bán nhà đất có bắt buộc phải thực hiện?
Dù đặt cọc là một biện để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Nhà ở 2014 thế nhưng hiện nay, không có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc bắt buộc phải đặt cọc khi mua nhà đất.
Trên thực tế, khi thực hiện mua bán nhà đất, các bên vẫn thường đặt cọc.
Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở phải thực hiện các bước sau:
Bước 1: Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, mua bán
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính
Bước 3: Đăng ký biến động (đăng ký sang tên).
Dựa vào những bước được quy định như trên thì đặt cọc là bước đầu tiên (nếu có) trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng, mua bán nhằm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng (trên thực tế quan niệm đặt cọc làm tin để không chuyển nhượng, bán cho người khác).
Thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất thực hiện như thế nào?
Bước 1: Soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà
Sau khi các bên thỏa thuận về việc đặt cọc mua nhà; việc đầu tiên cần thực hiện là cùng thỏa thuận và soạn thảo ra hợp đồng đặt cọc mua nhà. Bởi lẽ; hợp đồng đặt cọc mua nhà là văn bản ghi chép lại sự thỏa thuận về khoản đặt cọc giữa hai bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc trong quá trình giao dịch mua bán nhà đất; khi xảy ra tranh chấp thì có căn cứ chứng minh.
Về nguyên tắc; bên mua và bên bán có quyền thỏa thuận các vấn đề của hợp đồng đặt cọc; nhưng nhìn chung hợp đồng đặt cọc có những nội dung sau:
- Thông tin 2 bên tham gia ký kết hợp đồng: bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc.
- Đối tượng hợp đồng: đó chính là tài sản đặt cọc.
- Mục đích đặt cọc.
- Giá chuyển nhượng kèm theo phương thức đặt cọc, thanh toán.
- Trách nhiệm tiến hành công chứng chuyển nhượng hoặc đăng ký sang tên.
- Thời hạn đặt cọc.
- Quyền và nghĩa vụ của 2 bên.
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
- Cam đoan của từng bên.
- Xác nhận của hai bên: ký và ghi rõ họ tên.
Bước 2: Ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà
Sau khi thống nhất xong các nội dung của hợp đồng; các bên thực hiện ký kết hợp đồng; ký và ghi rõ họ tên bên mua và bên bán. Lưu ý khi ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà:
Cần có người trung gian làm chứng:
- Khi tiến hành giao dịch đặt cọc mua nhà; người làm chứng đóng một vai trò quan trọng. Họ sẽ là trung gian; minh chứng cho việc ký kết, giao dịch đặt cọc giữa hai bên.
- Người làm chứng này phải không có bất cứ mối quan hệ họ hàng; thân quen gì với một trong hai bên giao dịch. Hơn nữa, trong hợp đồng, họ cần ký; điểm chỉ, lời xác nhận rõ ràng. Có như vậy; hợp đồng mới được công nhận, đảm bảo tính pháp lý.
Bước 3: Thực hiện hợp đồng đặt cọc mua nhà
Sau khi ký kết hợp đồng xong thì trong thủ tục đặt cọc mua bán nhà không thể thiếu đi việc thực hiện việc chuyển tiền đặt cọc. Việc thanh toán này; bạn nên thực hiện tại ngân hàng; người mua nên để tiền trong tài khoản. Sau đó; khi tiến hành thanh toán tiền đặt cọc thì chỉ cần chuyển khoản cho bên bán; điều này vừa giúp bạn không mất thời gian kiểm đến lại có cơ sở bằng chứng.
Hơn thế nữa; để đảm bảo tính pháp lý về cả mặt nội dung lẫn hình thức; Luật sư khuyến khích bạn nên đi công chứng bản hợp đồng đó. Khi đi công chứng; công chứng viên sẽ thay bạn kiểm tra; chứng thực lại từng điều khoản trong hợp đồng; và là chứng cứ rõ ràng trong trường hợp tranh chấp xảy ra.
Hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng/chứng thực?
Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ quy định công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Tuy nhiên, để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực. Trên thực tế nhiều trường hợp vì tin tưởng nên chỉ đưa tiền đặt cọc mà không có giấy tờ ghi nhận về việc giao nhận tiền đặt cọc dẫn tới tranh chấp.
Khuyến nghị:
Luật sư X là hệ thống pháp luật chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc, Chúng tôi cung cấp dịch vụ Đặt cọc mua bán nhà đất. Luật sư X cam kết sẽ bảo mật thông tin khách hàng, giải quyết các vấn đề pháp lý nhanh chóng
Mời bạn xem thêm
- Đơn xin xác nhận nhân thân với người đã chết theo quy định mới
- Công chứng ủy quyền tại nhà có được không?
- Rút đơn tố cáo thì có bị đình chỉ giải quyết tố cáo
- Thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là đăng ký bản quyền thương hiệu… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:
“2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo đó, trường hợp đã đặt cọc nhưng không thực hiện mua bán vẫn sẽ bị phạt. Mức phạt cọc được quy định cụ thể như sau:
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành thì không bắt buộc hợp đồng đặt cọc phải được thể hiện hằng văn bản.
Thực tế có rất nhiều trường hợp các bên trong quan hệ dân sự tiến hành đặt cọc mà không lập văn bản. Có thể do quen biết, tin tưởng lẫn nhẫm nhau nên các bên không lập văn bản về việc đặt cọc mà chỉ thỏa thuận bằng miệng. Trong trường hợp này nếu pháp luật yêu cầu hợp đồng đặt cọc phải được lập thành văn bản thì hợp đồng này sẽ vô hiệu do không tuân thủ về hình thức của giao dịch do pháp luật quy định. Việc Bộ luật dân sự 2015 không quy định hình thức của hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải lập thành văn bản góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của các bên.
Trên thực tế nhiều người chấp nhận chịu phạt cọc nếu có người mua với giá cao hơn, mặc dù vi phạm quy định đặt cọc nhưng bên nhận đặt cọc vẫn thực hiện vì có “lãi”.
Theo quy định nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Do vậy, dù đã nhận đặt cọc nhưng có người khác trả giá cao hơn thì vẫn được phép bán.
Ví dụ: C muốn mua nhà của D, hai bên đã thỏa thuận giá bán là 02 tỷ đồng và đặt cọc 100 triệu đồng nhưng sau đó H muốn mua với giá 2.3 tỷ đồng (lập hợp đồng mua bán có công chứng ngay). Trong trường hợp này D vẫn có quyền bán và chịu phạt cọc với số tiền là 100 triệu đồng. Vì H trả giá cao hơn 300 triệu đồng nên dù D bị phạt cọc 100 triệu đồng thì vẫn “lãi” 200 triệu đồng so với khi bán cho C.