Đăng ký kinh doanh là bước đầu tiên khi muốn tham gia kinh doanh. Theo quy định hiện hành người kinh doanh có thể lựa chọn đăng ký thành lập hộ kinh doanh, thành lập hợp tác xã hay thành lập doanh nghiệp, đây là ba loại hình kinh doanh tại Việt Nam. Bài viết lần này phòng tư vấn luật doanh nghiệp của Luật sư X gửi tới các bạn đang muốn kinh doanh tại Bình Định những nội dung liên quan đến thủ thục thành lập hộ kinh doanh tại Bình Định
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Khái niệm về hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh là một loại hình khá phổ biến, được những người mới tham gia kinh doanh, nguồn vốn nhỏ lựa chọn để bắt đầu kinh doanh. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ta có thể định nghĩa hộ kinh doanh như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Căn cứ điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; quy định về đăng ký hộ kinh doanh như sau:
– Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
+ Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
+ Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
– Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.
– Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có giá trị pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Bình Định
Bước 1: lập hồ sơ
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất kinh doanh hợp pháp: sổ đỏ hoặc giấy tờ thuê mượn…
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh.
Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh, cần thêm:
+ Giấy tờ pháp lý thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.
+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên thì bạn sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký cấp huyện tại nơi đặt địa điểm kinh doanh. Sau khi nộp hồ sơ thì bạn sẽ được nhận một giấy biên nhận xác nhận đã nộp hồ sơ và ghi rõ ngày trả kết quả. Thời hạn giải quyết hồ sơ là trong vòng 3 ngày.
Bước 3: Nhận kết quả.
Khi bạn nộp hồ sơ, công chức tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ, sau đó, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.
Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.
Dịch vụ làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Bình Định của Luật sư X
+ Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập.
+ Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết.
+ Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giấy tờ hợp lệ.
+ Đại diện thay mặt thực hiện thủ tục với cơ quan hành chính nhà nước.
+ Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.
Với đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp; cũng như hỗ trợ khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh; khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện. Đỗi ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình trong quá trình làm việc.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư X: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hộ kinh doanh có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.
Căn cứ khoản 5 điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; quy định hộ kinh doanh có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và nộp phí theo quy định.
– Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
+ Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
– Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
– Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
– Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.