Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là một khâu quan trọng giúp doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đó. Việc xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu là biện pháp tất yếu giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi đưa hàng hóa, dịch vụ của mình ra thị tường nước ngoài. Tuy nhiên, so với thủ tục đăng ký nhãn hiệu trong nước thì thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế lại khá phức tạp. Điều này rất đến những bất lợi không đáng có đối với các doanh nghiệp.
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì?
Đối với vấn đề nhãn hiệu, tại Việt Nam cũng như các quốc giá khác trên toàn thế giới, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tắc lãnh thổ, có nghĩa là nếu doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia nào thì nhãn hiệu chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó.
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là biện pháp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong viện quản bám giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của mình đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế tạo cơ sở pháp lý để doanh nghiệp có thể bảo vệ hàng hóa, dịch vụ của mình khỏi việc bị làm giả, làm nhái hàng hóa kém chất lượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của doanh nghiệp. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu cũng là cơ sở để các doanh nghiệp độc quyền đối với việc sử dụng nhãn hiệu của mình trên phạm vi lãnh thổ và quốc tế.
Ví dụ: Công ty A có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh Việt Nam. Hàng hóa công ty A sản xuất và được xuất khẩu, tiêu thụ tại thị trường Hàn Quốc. Công ty A đăng kỹ nhãn hiệu này tại Hàn Quốc để tránh việc bị bên khác xâm phạm đến nhãn hiệu của mình tại Hàn Quốc.
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế có lợi ích gì?
Ở thời đại khi mà xu thế hội nhập quốc tế đã mở ra con đường phát triển đối với nhiều quốc gia thì việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế có vai trò mở rộng cơ hội hợp tác đối với các đối tác nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về đăng ký nhãn hiệu quốc tế là cần thiết để bảo bảo vệ thương hiệu của mình.
Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế:
- Doanh nghiệp hay chủ sở hữu nhãn hiệu được phép độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại quốc gia đăng ký. Bên cạnh đó có thể chuyển giao quyền sử dụng cho các chủ thể khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng và thu về khoản tiền tương ứng.
- Được pháp luật bảo vệ về thương hiệu từ đó nâng cao giá trị sản phẩm cũng như uy tín của chủ sở hữu.
- Đưa doanh nghiệp, chủ sở hữu nhãn hiệu lên vị vị thế ngang bằng khi cạnh tranh, đàm phán với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực tại quốc gia nơi doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu.
- Tránh nguy cơ bị xâm phạm nhãn hiệu như chiếm đoạt, lợi dụng tại quốc gia sở tại.
Như vật, có thế thấy, việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế là một biện pháp quan trọng nhất thiết phải có đối với doanh nghiệp hay chủ sở hữu nhãn hiệu để có thể tránh các trường hợp rủi ro không đáng có gây tổn hại nghiêm trọng đến giá trị kinh tế cũng như đến uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp tại từng quốc gia (nước ngoài)
Quy định liên quan đến đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ không giống nhau tại mỗi quốc gia. Điều này xuất phát từ những yếu tố kinh tế, xã hội tại quốc gia đó. Tuy nhiên, đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại từng quốc gia về cơ bản vẫn sẽ có các điểm chung trong hồ sơ đăng ký, thủ tục đăng ký, thời hạn xử lý cũng như thời hạn bảo hộ nhãn hiệu. Cụ thể như sau:
1. Hồ sơ đăng ký
- Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký.
- Danh mục sản phẩm mang nhãn hiệu (bằng tiếng Việt và tiếng Anh).
- Thông tin người nộp đơn (bằng tiếng Việt và tiếng Anh).
- Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có);
- Giấy ủy quyền.
- Nhãn hiệu đã được sử dụng (Use-in-commerce).
- Dự định sử dụng nhãn hiệu (Intent-to-use).
- Dự định sử dụng nhãn hiệu dựa trên đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài (Intent-to-use based on existing foreign registration).
- Có dự định sử dụng nhãn hiệu dựa trên đơn đăng ký nhãn hiệu nước ngoài (Intent-to-use based on pending foreign registration).
2. Thủ tục đăng ký
Việc đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia thường thực hiện theo các giai đoạn: Nộp đơn – Xem xét hình thức đơn – Công bố đơn – Xem xét nội dung – Cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối.
3. Thời hạn xử lý
Khoảng từ 12 – 24 tháng.
4. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Hầu hết các quốc gia đều bảo hộ nhãn hiệu với thời hạn 10 năm và được gia hạn nhiều lần.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế như thế nào năm 2023?
Hàng ngày càng có xu hướng đa dạng về cả mẫu mã, thương hiệu cũng như chất lượng. Cùng với xu thế hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam không dừng lại ở việc sản xuất và tiêu thụ trong nước mà có xu hướng đẩy mạnh sản xuất tiêu thụ tại thị trường quốc tế. Tuy nhiên, khi doanh nghiệm muốn đưa sản phẩm, thương hiệu của mình ra thị trường nước ngoài cần có nhãn hiệu quốc tế. Điều này một mặt giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có như bị ăn cắp nhãn hiệu, mặt khác giúp doanh nghiệp tại nhãn hiệu riêng nhằm tăng hiệu quả về kinh tế cũng như vị thế trên trường quốc tế.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế năm 2023 gồm các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn quốc gia doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ
Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều quốc gia để đăng ký dựa trên định hướng phát triển của hàng hóa, dịch vụ và tạo dựng thị trường của doanh nghiệp
Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế gồm hai hình thức là nộp trực tiếp tại quốc gia đó hoặc nộp đơn qua hệ thống Madid tại Cơ quan sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
– Hình thức nộp trực tiếp: Hình thức nộp này áp dụng cho quốc gia mà bạn muốn đăng ký không phải là thành viên của hệ thống Madid hoặc là thành viên của hệ thống Madid nhưng chủ sở hữu muốn nộp đơn trực tiếp.
– Hình thức nộp đơn qua hệ thống Madid: Hình thức này được áp dụng khi doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu tại nhiều quốc gia. Doanh nghiệp chỉ cần nộp một đơn duy nhất lên Cơ quan Sở hữu trí tuệ WIPO để được bảo hộ cùng một lúc tại nhiều quốc gia, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được cả về mặt thời gian và kinh phí. Tuy nhiên, điều kiện quan trọng các quốc gia này đồng thời là thành viên của hệ thống Madid ( thành viên của Nghị định hoặc Thỏa ước Madid).
+ Nếu quốc gia lựa chọn đăng ký là thành viên của thỏa ước Madid: Doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó tại quốc gia của mình trước khi tiến hành đăng ký lên cơ quan WIPO.
+ Nếu quốc gia lựa chọn đăng ký là thành viên của Nghị định thư Madid: Doanh nghiệp chỉ cần có chấp nhận hợp lệ hình thức về việc nộp đơn nhãn hiệu tại quốc gia của mình để đáp ứng điều kiện hồ sơ tối thiểu cho việc đăng ký nhãn hiệu lên cơ quan WIPO.
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid
Hệ thống Madrid là hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý. Hệ thống này tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể đăng ký nhãn hiệu tại nhiều quốc gia trên thế giới cùng lúc. Hệ thống này được điều chỉnh bởi hai văn bản chính là Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid. Ngày nay, hệ thống Madrid trở thành sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp bởi tính đơn giản, tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người nộp.
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid thì doanh nghiệp tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Đơn đăng ký nhãn hiêu quốc tế sẽ được nộp cho Văn phòng quốc tế của WIPO thông qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định và chuyển đơn đăng ký cho Văn phòng quốc tế trong 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ.
WIPO nhận được đơn đăng ký trong thời hạn không quá 02 tháng kể từ ngày nộp đơn ở Cục
Bước 2: Thẩm định đơn
- Trường hợp WIPO nhận được đơn đăng ký trong thời hạn hông quá 02 tháng kể từ ngày nộp đơn ở Cục Sở hữu trí tuệ thì ngày nộp đơn quốc tế được tính là ngày nộp đơn tại Việt Nam. Trường hợp quá 02 tháng, ngày nhận đơn tại Văn phòng quốc tế được tính là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
- WIPO thẩm định hình thức đơn, nếu hợp lệ thì đơn đăng ký sẽ được dịch sang các ngôn ngữ khác và công bố trên công báo sở hữu công nghiệp.
- Sau đó, đơn đăng ký được gửi cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia thành viên được chỉ định bảo hộ và ấn định ngày bắt đầu tính thời hạn thẩm định để các quốc gia đó xem xét.
- Nếu quá thời hạn thẩm định mà WIPO không nhận được bất kỳ phản hồi nào thì nhãn hiệu được coi là có hiệu lực ở các quốc gia đó.
Bước 3: Thông báo kết quả nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Có thể bạn quan tâm:
- Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu năm 2023 là bao nhiêu?
- Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới – Tải xuống ngay
- Quy định về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về luật doanh nghiệp. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ vào thủ tục đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Quyết định 3675/QĐ-BKHCN, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ theo các địa chỉ sau: Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hà Nội; Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng; Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu trả lời là CÓ. Việt Nam áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong đăng ký nhãn hiệu hay còn gọi là nguyên tắc fist to file.
– Khi đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt sau cần có tài liệu chứng minh quyền sử dụng: Tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác.
– Số lượng: 01 bản.