Hiện nay có rất nhiều trường hợp cần phải được giám hộ. Có thể kể đến như người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi. Việc giám hộ đối với những đối tượng trên có hai loại là giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử. Vậy tại sao lại chia ra việc giám hộ thành những loại như vậy? Hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu những vấn đề pháp lý xoay quanh vấn đề giám hộ. Dưới đây là bài viết về Thủ tục đăng ký người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự. Hy vọng rằng bài viết này sẽ đem lại kiến thức hữu ích cho những bạn đọc của chúng tôi và đặc biệt là những quý khách hàng đang gặp vướng mắc trong vấn đề giám hộ, thủ tục đăng ký giám hộ. Mời bạn đến với bài viết.
Căn cứ pháp lý
Hiểu như thế nào về giám hộ?
Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ). Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Người được giám hộ bao gồm:
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
- Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
- Người mất năng lực hành vi dân sự;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Giám hộ có 4 hình thức bao gồm:
- Theo sự lựa chọn của người được giám hộ
- Giám hộ đương nhiên
- Giám hộ cử
- Giám hộ chỉ định
Giám hộ theo sự lựa chọn của người được giám hộ tức là người được giám hộ có quyền lựa chọn người giám hộ cho mình. Người giám hộ có trách nhiệm chăm sóc, bảo về quyền lợi ích của người được giám hộ. Đối với hình thức này thì việc giám hộ chỉ được áp dụng đối với hai đối tượng là người mất năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Điều kiện để được giám hộ theo sự lựa chọn bao gồm:
- Phải có văn bản lựa chọn giám hộ, phải có công chứng hoặc chứng thực.
- Văn bản lựa chọn giám hộ phải được lập tại thời điểm người được giám hộ còn đầy đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình.
- Phải được sự đồng ý của người được lựa chọn làm người giám hộ.
Giám hộ đối với người mất năng lực hành vi dân sự được quy định thế nào?
Đối với đối tượng là người mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ có 3 hình thức giám hộ được áp dụng là:
- Giám hộ đương nhiên;
- Giám hộ chỉ định;
- Giám hộ được cử.
Giám hộ đương nhiên với người mất năng lực hành vi dân sự
Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
- Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
- Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
- Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Lưu ý:
- Thứ nhất, ưu tiên hình thức áp dụng hình thức giám hộ lựa chọn trước, nếu không có mới áp dụng hình thức giám hộ đương nhiên. Xem xem trước khi mất năng lực hành vi dân sự thì người được giám hộ có văn bản lựa chọn người giám hộ không, người được lựa chọn có đồng ý không.
- Thứ hai, cha mẹ là người giám hộ khi nào (cha, mẹ đủ điều kiện): con mất năng lực hành vi dân sự trong khi con không có người giám hộ tại khoản 1, khoản 2 Điều 53. Còn đối tượng là con chưa thành niên thì không cần.
Giám hộ cử, chỉ định đối với người mất năng lực hành vi dân sự
Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ. Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ. Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.
Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.
Thủ tục đăng ký người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự như thế nào?
Căn cứ Điều 20 và Điều 21 Luật hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Người đăng ký giám hộ nộp hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký giám hộ;
- Văn bản cử người giám hộ (đối với giám hộ cử) hoặc giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên (đối với giám hộ đương nhiên).Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên;
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền đăng ký giám hộ.
- Giấy tờ tùy thân.
Bước 2: Nộp hồ sơ. Nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thẩm quyền.
Bước 3. Đăng ký hộ tịch. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định nêu trên, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ. Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ. Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.
Trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định. Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục đăng ký người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Nếu quý khách hàng có gặp vướng mắc nào hãy tìm đến với chúng tôi, Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý về các vấn đề như là mục đích sử dụng đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẵn sàng giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân
- Các loại hợp đồng mua bán hàng hóa
- Mẫu tờ khai thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản
- Hành vi gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt ra sao?
Câu hỏi thường gặp
Tòa án là cơ quan có quyền chỉ định người giám hộ đối với người mất năng lực hành vi dân sự.
Ủy ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền cử người giám hộ đối với người mất năng lực hành vi dân sự.
– Người giám hộ không còn đủ các điều kiện;
– Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;
– Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
– Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.