Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ cao quý của công dân phục vụ trong quân đội quốc gia. Người đi nghĩa vụ quân sự sẽ chia thành phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị. Công dân đủ điều kiện nhất thiết phải chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; giấy mời khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; yêu cầu tập trung huấn luyện, diễn tập và kiểm tra, sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thuộc diện đăng ký nghĩa vụ quân sự, Luật sư X sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký NVQS theo quy định mới nhất tại bài viết này.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 13/2016/NĐ-CP
Ai không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Cơ quan chức năng trả lời con bạn không được đăng ký nghĩa vụ quân sự là đúng quy định. Vì theo Khoản 1 Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, các đối tượng sau không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo Khoản 2 Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, con bạn sau khi chấp hành xong quyết định đưa vào trại cai nghiện bắt buộc thì sẽ được đăng ký nghĩa vụ quân sự nhé.
Hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự
Khi bạn đủ độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự thì sẽ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định 13/2016/NĐ-CP để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu. Cụ thể như sau:
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) ký Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự, Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự và giao cho Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) thực hiện.
Hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu gồm có:
- Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu).
Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự mới năm 2022
Bước 1: Chuyển lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự
Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký NVQS, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân. (Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân).
Bước 2: Đăng ký nghĩa vụ quân sự
Sau khi nhận được lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự (như bước 1), Công dân thuộc đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân, tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu tại nơi cư trú;
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự
Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm đối chiếu bản gốc giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh; hướng dẫn công dân kê khai Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự, đăng ký các thông tin cần thiết của công dân vào Sổ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ và chuyển Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân ngay sau khi đăng ký;
Bước 4: Tổng hợp kết quả và báo cáo
Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quản lý hồ sơ công dân đã đăng ký nghĩa vụ lần đầu. Tổng hợp kết quả báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh).
Hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung
Hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 13/2016/NĐ-CP như sau:
- Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị (mang theo bản chính để đối chiếu).
- Bản chụp các giấy tờ liên quan đến những thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự (mang theo bản chính để đối chiếu).
Trình tự đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung
Trình tự đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 13/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự, công dân phải trực tiếp đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung;
b) Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung; sửa đổi, bổ sung những thông tin thay đổi của công dân vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ,Sổ đăng ký quân nhân dự bị, Phiếu quân nhân dự bị. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung tại nơi cư trú;
c) Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện về đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện bổ sung những thông tin thay đổi của công dân vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ, Sổ đăng ký quân nhân dự bị, Phiếu quân nhân dự bị.
Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 13/2016/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng được quy định cụ thể như sau:
Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, khi đi khỏi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đã đăng ký nghĩa vụ quân sự để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng tại nơi cư trú.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập, công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký lại;
Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng; bổ sung các thông tin vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ hoặc Sổ đăng ký quân nhân dự bị; lập danh sách công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng hoặc đăng ký lại cho công dân (trường hợp công dân trở về);
Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Mời bạn xem thêm:
- Chuyển ngành đại học có đi nghĩa vụ quân sự không?
- Khám nghĩa vụ quân sự có xét nghiệm máu không?
- Luật nghĩa vụ quân sự đối với sinh viên quy định thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự mới năm 2022” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến kết hôn với người nước ngoài, thủ tục tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, hồ sơ tạm hoãn nghĩ vụ quân sự, thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự khi chuyển đi nơi khác… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp của con bạn không thuộc đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự. Nếu con bạn học đại học thì chỉ được tạm hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự thôi, con bạn vẫn phải đăng ký nghĩa vụ quân sự như bình thường.
Các đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự quy định cụ thể tại Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 gồm có: Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.
Theo đó, theo quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Theo Khoản 1 Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.