Mã số mã vạch sản phẩm là một trong các cách thức để khách hàng có thể biết được thông tin của sản phẩm này được sản xuất ở đâu và đơn vị nào là chủ sản xuất, kiểm soát chất lượng của sản phẩm hiện nay. Tại Việt Nam, việc đăng ký mã số mã vạch đang là vấn đề mà được những doanh nghiệp ngày càng quan tâm, việc đăng ký mã số mã vạch có thể giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng như là kiểm soát được tốt hơn các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa của mình. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về đăng ký mã vạch sản phẩm
Mã số vạch là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng: sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hoặc địa điểm… Dựa trên việc ấn định một dãy số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được.
Có thể nói, MSMV như một mã định danh cho sản phẩm của doanh nghiệp. Dựa vào mã này có thể xác định được nguồn gốc của sản phẩm. Chẳng hạn như: sản phẩm đến từ quốc gia nào, thuộc doanh nghiệp nào sản xuất,… Cần lưu ý rằng, việc in mã vạch vào sản phẩm là truy xuất nguồn gốc. Điều này giúp truy lại được nguồn gốc của sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất và chế biển của sản phẩm.
Cấu trúc của mã số vạch
- Ba số đầu tiên là mã Quốc gia;
- Sáu số tiếp theo là mã doanh nghiệp;
- Ba số tiếp theo là mã sản phẩm;
- Số cuối cùng là số kiểm tra.
Hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm
Mọi cá nhân, tổ chức muốn được sử dụng mã số mã vạch sẽ phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo quy định. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) xem xét, đánh giá và đưa ra quyết định chấp thuận hay không. Vì thế, khâu chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch đòi hỏi độ chính xác cao. Các hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
– 01 Bản đăng ký theo mẫu Bộ Khoa học và Công nghệ
– 01 Bản đăng ký theo mẫu danh mục sản phẩm sử dụng mã số vật phẩm
– 01 Phiếu đăng ký thông tin theo mẫu quy định cho cơ sở dữ liệu GS1
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao) hoặc quyết định thành lập (bản sao) tùy thuộc vào đối tượng đăng ký là doanh nghiệp sản xuất hay tổ chức khác.
Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm
Về cơ bản các doanh nghiệp thực hiện đăng ký mã số mã vạch cần phải thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tại tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng tại Hà Nội hoặc Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu ở trên.
Tổ chức tiếp nhận sẽ có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp, đồng thời tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký mã số mã vạch mà doanh nghiệp gửi tới.
Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ này, Tổ chức tiếp nhận sẽ gửi hồ sơ tới Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ về mặt hình thức có thể thông báo cho doanh nghiệp để tiến hành sửa đổi bổ sung.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành Thẩm xét hồ sơ đăng ký.
Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do tổ chức tiếp nhận gửi tới, trong thời hạn 03 ngày, Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng sẽ tiến hành thẩm định, xem xét hồ sơ đăng ký mã số mã vạch, sau đó thực hiện đề xuất mã số doanh nghiệp và trình lên Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Bước 3: Cấp mã số mã vạch cho doanh nghiệp.
Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch cho Doanh nghiệp sau khi nhận đủ hồ sơ do Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng trình lên. Đồng thời ghi vào sổ đăng ký mã số mã vạch và gửi thông báo cấp mã số mã vạch tới doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan.
Bước 4: Doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.
Sau khi có thông báo từ Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp phí và lệ phí để được cấp mã số mã vạch. Sau khi thực hiện hoàn tất thủ tục nộp phí, lệ phí doanh nghiệp sẽ nhận được giấy hẹn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch chính thức.
Tổ chức trực tiếp thu phí là Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ thu phí. Mức phí cấp mã số mã vạch doanh nghiệp phải nộp được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 232/2016/TT-BTC, mức phí này sẽ phụ thuộc và loại mã số mã vạch cho đối tượng cụ thể mà doanh nghiệp đăng ký, ví dụ như: đối với mã số mã vạch sử dụng mã doanh nghiệp GS1 mức thu phí hiện nay là: 01 triệu đồng; với mã số mã vạch sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) mức thu phí là 300 ngàn đồng; với mã số mã vạch sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) mức thu phí là 300 ngàn đồng,…
Lưu ý: Ngoài nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, hiện nay doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch online thông qua trang web của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Bắt đầu từ năm 2018, Trung tâm mã số mã vạch – GS1 Việt Nam đã triển khai hệ thống đăng ký mã số mã vạch online qua cổng thông tin: vnpc.gs1.org.vn . Để thực hiện đăng ký mã vạch online, doanh nghiệp cần thực hiện theo các quy trình sau:
+ Bước 1: Đăng ký một tài khoản trên trang web: vnpc.gs1.org.vn
+ Bước 2: Sau khi được xác nhận tài khoản và cấp cho tài khoản mới, doanh nghiệp thực hiện đăng ký tại mục hồ sơ.
+ Bước 3: Sau đó, trên giao diện web sẽ hiện ra hình thức thanh toán, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức thanh toán online hoặc thanh toán trực tiếp lệ phí.
+ Bước 4: Nộp hồ sơ giấy tại Phòng đăng ký GS1 Việt Nam.
+ Bước 5: Nhận mã số mã vạch và thực hiện các bước để tiến hành kê khai.
Nơi nộp hồ sơ Đăng ký mã vạch sản phẩm
Đầu tiên về địa chỉ nộp hồ sơ: Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký mã vạch là Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ
Địa chỉ: 8 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Để nộp hồ sơ, quý khách hàng sẽ đến trực tiếp địa chỉ của TCĐLCL hoặc gửi qua đường bưu điện.
Đối với trường hợp, câu hỏi đăng ký mã vạch sản phẩm ở đâu là để tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ có rất nhiều câu trả lời. Nhưng nếu câu hỏi là để tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch chuyên nghiệp, uy tín, đáng tin cậy lại có khá ít. Có cung ắt sẽ có cầu, đấy là điều hiển nhiên. Cho nên khi nhu cầu sử dụng dịch vụ của mọi người tăng lên, các đơn vị cung cấp cũng vì vậy mà gia tăng theo cấp số nhân.
Thời gian đăng ký mã số mã vạch
Trong khoảng thời gian từ 05- 07 ngày làm việc tính từ thời điểm hồ sơ được nộp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, quý khách hàng sẽ được cấp và sử dụng mã số mã vạch nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Giấy chứng nhận quyền mã số mã vạch sẽ được cấp cho người đã ký sau 1 tháng. Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, TCĐLCL sẽ nêu rõ nguyên nhân, cá nhân, tổ chức sẽ phải sửa đổi, bổ sung và gửi lại trong thời gian sớm nhất.
Chi phí đăng ký mã số mã vạch
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 232/2016/TT-BTC thì:
- Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng: 1.000.000 đồng/mã;
- Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN): 300.000 đồng/mã;
- Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8): 300.000 đồng/mã.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Đăng ký mã vạch sản phẩm trên hàng hóa có bắt buộc không?
- Chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm là bao nhiêu?
- Hướng dẫn đăng ký mã vạch cho sản phẩm nhập khẩu
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Không đăng ký mã số vạch sản phẩm không vi phạm luật vì theo quy định pháp luật hiện nay, việc đăng ký mã số mã vạch trên hàng hóa không phải là yêu cầu bắt buộc, doanh nghiệp có thể sử dụng mã số mã vạch hoặc không.
Muốn có mã số mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa của mình, các doanh nghiệp, tổ chức phải tiến hành đăng ký mã vạch sản phẩm với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) để được giải quyết.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) sẽ tiến hành cấp mã số cho doanh nghiệp, tổ chức để in lên sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn.
Doanh nghiệp phải nộp phí đăng ký mã vạch và hàng năm để duy trì sử dụng mã số mã vạch theo Thông tư 88/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Thứ nhất, giúp doanh nghiệp dễ dàng, thuận tiện hơn trong việc quản lý số lượng hàng tồn kho, giá thành sản phẩm, các phương tiện công nghệ thông tin như: máy tính, điện thoại một cách nhanh chóng và chính xác mà không cần phải tốn công ghi chép bằng sổ tay;
Thứ hai, để các cơ quan, đơn vị dễ dàng kiểm tra, theo dõi các mặt hàng khác nhau của doanh nghiệp;
Thứ ba, tiết kiệm được nguồn nhân lực và thời gian cần thiết đáng kể trong khâu kiểm kê, tính toán;
Thứ tư, hạn chế được tối đa những sai sót trong quy trình tự hiện và kết quả đảm bảo được độ chính xác cao;
Thứ năm, việc thanh toán và tra cứu thông tin nhanh chóng hơn.