Chào Luật sư. Tôi năm nay 25 tuổi và bạn gái tôi 22 tuổi sống với nhau được 2 năm chưa đăng ký kết hôn. Theo lịch dự kiến thì còn 2 tuần nữa cô ấy sẽ sinh con. Cho tôi hỏi sau khi sinh con khi làm thủ thủ tục đăng ký khai sinh cho con có bắt buộc phải có giấy đăng ký kết hôn không? Cho tôi hỏi thủ tục đăng ký khai sinh khi chưa có đăng ký kết hôn được pháp luật quy định ra sao? Con sinh ra trong thời gian bao lâu phải đăng ký khai sinh cho bé?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin liên quan đến vấn để trên . Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết “Thủ tục đăng ký khai sinh khi chưa có đăng ký kết hôn” dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý:
Nam nữ sống chung không kết hôn có thể làm giấy khai sinh cho con được không?
Căn cứ tại Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quyền được khai sinh, khai tử như sau:
“Điều 30. Quyền được khai sinh, khai tử
- Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
- Cá nhân chết phải được khai tử.
- Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
- Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.”
Theo quy định trên cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Vì vậy, trường hợp hai bạn chưa đăng ký kết hôn thì con vẫn được đăng ký khai sinh bình thường.
Lệ phí đăng ký khai sinh cho con ở nơi thường trú là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
Nội dung đăng ký hộ tịch
- Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
a) Khai sinh;
b) Kết hôn;
c) Giám hộ;
d) Nhận cha, mẹ, con;
đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
e) Khai tử.
Và tại Điều 11 Luật Hộ tịch 2014 quy định về lệ phí hộ tịch như sau:
Lệ phí hộ tịch
- Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:
a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước. - Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí.
Bộ Tài chính quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch.
Theo điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 250/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi điểm e khoản 3 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC)
Căn cứ xác định mức thu phí và lệ phí
…
- Đối với các khoản lệ phí
…
c) Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật, không bao gồm việc cấp bản sao trích lục hộ tịch (thu phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định tại Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
- Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, gồm: Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân); khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử không đúng hạn, đăng ký lại khai tử); kết hôn (đăng ký lại kết hôn); nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú ở trong nước; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác; đăng ký hộ tịch khác.
- Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân); khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử, đăng ký lại khai tử); kết hôn (bao gồm: đăng ký kết hôn mới, đăng ký lại kết hôn); giám hộ, chấm dứt giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc; thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch có yếu tố nước ngoài; ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; đăng ký hộ tịch khác.
- Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp.
- Miễn, giảm lệ phí hộ tịch theo quy định tại Điều 10 Luật Phí và lệ phí và khoản 1 Điều 11 Luật Hộ tịch.
Căn cứ quy định trên, khi đăng ký khai sinh đúng hạn thì công dân Việt Nam cư trú trong nước sẽ được miễn lệ phí. Trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí đăng ký khai sinh không đúng hạn phù hợp.
Thủ tục đăng ký khai sinh khi chưa có đăng ký kết hôn
Đăng ký khai sinh là quyền của mọi trẻ em khi sinh ra, việc đăng ký khai sinh cho con không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ. Do đó, trong trường hợp cha, mẹ không đăng ký kết hôn thì con sinh ra vẫn được đăng ký khai sinh trong đó có đầy đủ thông tin của cha và mẹ khi tiến hành làm thủ tục nhận cha, con đồng thời với việc đăng ký kết hôn. Cụ thể, pháp luật quy định về trường hợp này như sau:
Thủ tục đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã (Điều 16 Luật Hộ tịch 2014):
– Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
– Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
– Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha, mẹ: Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này. Về thủ tục nhận cha, con như sau:
Người yêu cầu đăng ký nhận cha, con nhận tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, con các bên phải có mặt. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại Điều 14Thông tư 04/2020 gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau:
“Điều 14. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.“
Do đó, trường hợp bạn muốn đăng ký khai sinh cho con mang họ của cha thì cha của bé phải thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, con cùng với việc đăng ký khai sinh theo thủ tục như trên. Khi xác minh được quan hệ cha, con là hợp pháp thì cơ quan hộ tịch sẽ công nhận quan hệ cha, con của con bạn và cha bé, khi đó con của bạn hoàn toàn có thể mang họ của cha.
Thủ tục đăng ký thay đổi ngày tháng năm sinh trên giấy khai sinh khi bị sai
Một người muốn thay đổi ngày tháng năm sinh trên giấy khai sinh thì thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch, cụ thể:
Bước 1: Hồ sơ đăng ký thay đổi ngày tháng năm sinh trên giấy khai sinh
Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp các giấy tờ sau đây:
- Tờ khai đăng ký thay đổi, bổ sung, cải chính hộ tịch theo mẫu quy định tại Công văn 1288/HTQTCT-HT.
- Bản gốc giấy khai sinh cần thay đổi, cải chính.
- Bản sao CMND/CCCD của người đăng ký thay đổi, cải chính (đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên)
- Giấy tờ liên quan là căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch cho cơ quan đăng ký hộ tịch. (vd: giấy chứng sinh,…)
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi ngày tháng năm sinh trên giấy khai sinh
Theo Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, nơi nộp hồ sơ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được quy định như sau:
- Đối với cá nhân chưa đủ 14 tuổi: nộp hồ sơ tại Phòng Tư pháp UBND cấp xã nơi đăng ký hộ tịch trước đây hoặc UBND cấp xã nơi cư trú của cá nhân.
- Đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam: nộp hồ sơ tại Phòng Tư pháp UBND cấp huyện nơi cá nhân làm giấy khai sinh
Mời bạn xem thêm
- Trích lục ghi chú kết hôn là gì?
- Thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài
- Chồng thua cá cược bóng đá, vợ có phải trả tiền thay
- Thủ tục sang tên chuyển nhượng đất năm 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề về “Thủ tục đăng ký khai sinh khi chưa có đăng ký kết hôn” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Thủ tục nhờ mang thai hộ, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 15 Luật Hộ tịch 2014, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Giấy khai sinh trong trường hợp không có yếu tố nước ngoài bao gồm:
– Giấy tờ bao gồm:
+ Tờ khai theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.
+ Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014
Trường hợp này Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp giấy khai sinh theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014.
Nghị định hướng dẫn vè xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình và tư pháp, cụ thể là Nghị định số 110/2013/NĐ-CP Nghị định quy định cụ thể Điều 27 quy định về mức xử lý vi phạm đối với hành vi làm giấy khai sinh cho con muộn như sau: “Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định” . Như vậy, theo Nghị định này làm giấy khai sinh cho con muộn sẽ bị phạt cảnh cáo. Nhưng hiện nay Nghị định Nghị định số 110/2013/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Theo đó, tại Điều 37 Nghị định 82/2020 quy định về hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh không quy định trường hợp làm giấy khai sinh muộn sẽ bị phạt .