Xin chào Luật sư X. Gia đình tôi hiện đang có một khoản vốn để đầu tư kinh doanh và có ý định là sẽ kinh doanh rượu ngoại. Nhà tôi ở trung tâm thành phố, dân cư nhộn nhịp nên muốn mở cửa hàng kinh doanh rượu để thu lợi nhuận. Tôi có người bạn ở Châu Âu và đã bàn bạc được việc vận chuyển rượu về Việt Nam để bán, bạn tôi nói rằng khi kinh doanh dưới hình thức này thì cần có giấy phép kinh doanh. Tôi có thắc mắc rằng thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh rượu ngoại hiện nay được thực hiện như thế nào? Trong trường hợp không xin giấy phép phân phối rượu bị phạt bao nhiêu tiền? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều hữu ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định Số 105/2017/NĐ-CP
- Nghị định 17/2020/NĐ-CP
- Nghị định 98/2020/NĐ-CP
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh rượu là gì?
Theo khoản 1, khoản 4 Điều 18 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán lẻ rượu :
– Quyền và nghĩa vụ chung:
+ Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
+ Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, ngoại trừ trường hợp đối với thương mại nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
+ Thực hiện báo cáo chế độ và các nhiệm vụ khác theo quy định tại Nghị định này.
– Quyền và nghĩa vụ thương nhân bán lẻ rượu:
+ Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu theo nội dung ghi trong giấy phép;
+ Bán rượu cho thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ hoặc bán trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép.
Điều kiện kinh doanh bán lẻ rượu cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Theo các quy định hiện hành, việc kinh doanh rượu nói chung là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bởi vậy, nếu muốn kinh doanh rượu thì phải đáp ứng điều kiện bắt buộc và thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh bán lẻ rượu bao gồm:
– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, rõ ràng địa chỉ.
– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
Bán rượu có cồn từ bao nhiêu thì phải xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc quản lý rượu
1. Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, đầu tư kinh doanh rượu có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải chấp hành các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định này.
2. Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công Mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân kinh doanh rượu cồn cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu cồn cồn dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất xuất.
3. Trong quá trình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và đốt lửa.
Trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân phải tuân thủ các quy định về phòng đốt và đốt cháy cũng như bảo vệ môi trường theo quy định của luật.”
Theo đó, hiện nay, thương nhân bán lẻ rượu cồn có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải thực hiện xin cấp Giấy phép bán lẻ rượu; thương nhân kinh doanh rượu có cồn dưới 5.5 độ không cần phải xin cấp giấy phép này mà chỉ cần đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện.
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh rượu ngoại
Về hồ sơ thủ tục hải quan, doanh nghiệp phải thực hiện theo khoản 2 Điểu 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015.
Để có thể nhập khẩu được sản phẩm rượu trực tiếp về Việt Nam, doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy phép phân phối rượu do Bộ Công Thương cấp.
Hồ sơ xin cấp phép gồm có:
– Giấy đăng ký kinh doanh (Bản sao có chứng thực).
– Bảng kê thiết bị của kho hàng.
– Đề án buôn rượu
– Hồ sơ pháp lý của 3 cơ sở là đại lý phân phối/ tỉnh. Ít nhất là 6 tỉnh thành. Cụ thể: Hợp đồng đại lý phân phối; Giấy phép bán buôn hoặc bán lẻ của từng đại lý; Giấy phép đăng ký kinh doanh của từng đại lý.
– Hợp đồng thuê kho (Diện tích từ 300 m2 trở lên)
– Giấy xác nhận đủ điều kiện môi trường (Bản sao có chứng thực).
– Giấy xác nhận phòng cháy chữa cháy đủ điều kiện (Bản sao có chứng thực).
– Giấy xác nhận môi trường đủ điều kiện (Bản sao có chứng thực).
– Hợp đồng thuê xe có trọng tải từ 500 kg trở lên (của tối thiểu 03 xe)
– Xác nhận số dư tài khoản công ty tối thiểu là 1 tỷ
– Đơn xin cấp phép
– Hồ sơ được đóng thành quyền lập thành 02 bộ nộp về Bộ công thương để xin thẩm xét.
Không xin giấy phép phân phối rượu bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam; kinh doanh rượu thì cần xin giấy phép kinh doanh; tương tự để nhập khẩu rượu thì doanh nghiệp cần xin giấy phép phân phối rượu. Đây chính là một chứng từ pháp lý quan trọng chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp của thương nhân.
Nếu thương nhân không thực hiện đúng quy định; không xin giấy phép phân phối rượu hoặc giấy phép đã hết hạn mà không gia hạn thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định; cụ thể tại Khoản 3 điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
Hơn thế nữa; tại khoản 5 lại quy định như sau:
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Như vậy; đối với thương nhân phân phối mức phạt có thể lên tới con số 30 triệu đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ thành lập công ty Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh rượu ngoại năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm b khoản 2 Điều 28 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP), thời hạn giấy phép bán lẻ rượu được quy định như sau:
“2. Thời hạn của giấy phép:
a) Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là 15 năm;
b) Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu là 05 năm.”
Như vậy, theo quy định nêu trên thời hạn của Giấy phép bán lẻ rượu là 05 năm.
– Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép theo quy định;
– Sử dụng cồn thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn, cồn công nghiệp hoặc nguyên liệu bị cấm khác để sản xuất, pha chế rượu;
– Cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh phân phối rượu;
– Trưng bày, mua, bán, lưu thông, tiêu thụ các loại rượu không có tem, nhãn đúng quy định của pháp luật, rượu không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;
– Bán rượu cho người dưới 18 tuổi, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet, bán rượu bằng máy bán hàng tự động;
– Quảng cáo, khuyến mại rượu trái quy định của pháp luật.
Giấy phép phân phối rượu là giấy chứng nhận cho phép hoạt động nhập khẩu rượu; mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác ghi trên giấy phép để bán cho các thương nhân phân phối rượu; bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ trong phạm vi địa bàn các tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép và cho thương nhân mua rượu để sản xuất.