Biện pháp bảo đảm là hình thức đi kèm với một nghĩa vụ dân sự nào đó và việc vay nợ và có tài sản bảo đảm là hình thức hỗ trờ tài chính phổ biến mà nhiều người biết tới và sử dụng. Và biện pháp bảo đảm rằng buộc với một nghĩa vụ và bắt buộc phải có sự tự nguyện và hợp đồng thỏa thuận cụ thể về cam kết bảo đảm. Và đối với thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, đến cả những thủ tục hành chính phức tạp cũng đã được trực tuyến nên hệ thống dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam thì sẽ không có gì là bất ngờ nếu đăng ký biện pháp bảo đảm cũng được số hóa và làm trực tuyến. Vậy Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến được thực hiện như thế nào?
Tất cả sẽ được Luật sư X giải đáp trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Ai có quyền đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến?
Tại Điều 53 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về yêu cầu đăng ký trực tuyến như sau:
“Điều 53. Yêu cầu đăng ký trực tuyến
- Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có quyền lựa chọn phương thức đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm khi hệ thống đăng ký trực tuyến chính thức vận hành.
- Yêu cầu đăng ký trực tuyến phải kê khai đầy đủ, chính xác các nội dung thuộc diện phải kê khai trên giao diện của hệ thống đăng ký trực tuyến.”
Ai có trách nhiệm cấp tài khoản đăng ký trực tuyến? Hệ thống đăng ký trực tuyến hoạt động ra sao?
Theo Điều 54 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về tài khoản đăng ký trực tuyến như sau:
- Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến để truy cập vào hệ thống đăng ký trực tuyến.
- Cơ quan quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến có trách nhiệm cấp tài khoản đăng ký trực tuyến cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, nếu có yêu cầu.
- Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có tài khoản đăng ký trực tuyến phải bảo vệ và chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài khoản đăng ký trực tuyến của mình.
- Trường hợp đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Đồng thời, tại Điều 55 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về hoạt động của hệ thống đăng ký trực tuyến như sau:
“Điều 55. Hoạt động của hệ thống đăng ký trực tuyến
- Hệ thống đăng ký trực tuyến phải được vận hành liên tục, an toàn, chính xác.
- Cơ quan quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến thực hiện việc duy trì hoạt động, đảm bảo an toàn và an ninh thông tin của hệ thống đăng ký trực tuyến theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hệ thống đăng ký trực tuyến phải tạm ngừng hoạt động để bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp hoặc vì những lý do khác, thì cơ quan quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến phải thông báo công khai, kịp thời về lý do và thời gian dự kiến cho hệ thống hoạt động trở lại.”
Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến
Việc đăng ký trực tuyến được thực hiện theo thủ tục sau đây:
- Người yêu cầu đăng ký sử dụng mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm; tài khoản đăng ký trực tuyến đã được cấp truy cập vào hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm; để kê khai nội dung đăng ký trên giao diện đăng ký trực tuyến;
- Hệ thống đăng ký trực tuyến xác nhận kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm cho người yêu cầu đăng ký trên giao diện của hệ thống đăng ký trực tuyến;
- Cơ quan đăng ký gửi 01 văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm; có xác nhận của cơ quan đăng ký đến người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức quy định tại Điều 17 của Nghị định 102/2017/NĐ-CP.
Trình tự đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến
Bước 1: Đăng nhập
Vào hệ thống đăng ký trực tuyến: Cục Đăng Ký quốc gia giao dịch bảo đảm – Bộ Tư Pháp (moj.gov.vn). Ấn “đăng nhập khách hàng thường xuyên”
Nếu bạn là khách hàng mới; muốn thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm lần đầu thì thực hiện tạo tài khoản trực tuyến.
Nếu bạn đã có tài khoản thì thực hiện đăng nhập bằng mail và mật khẩu; (nếu quên mật khẩu bạn có thể được cấp lại bằng cách ấn vào mực “quên mật khẩu”).
Bước 2: Lựa chọn
Sau khi đăng nhập xong; màn hình sẽ hiển thị các mục sau và bạn hãy lựa chọn mục mà mình muốn thực hiện đăng ký:
- Đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng;
- Đăng ký thay đổi;
- Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm;
- Tra cứu thông tin hoặc gửi yêu cầu cấp Giấy chứng nhận cung cấp thông tin;
- Đổi mật khẩu;
- Cập nhật hoặc xem thông tin tài khoản khách hàng;
- Hồ sơ khách hàng;
- Các đơn còn hiệu lực;
Bước 3: Điền thông tin
Lựa chọn mục “đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng” để thực hiện đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm. Sau đó điền những thông tin cần thiết sau:
Thẻ thông tin chung:
Nhấp chuột vào “Thêm người đăng ký là bên nhận bảo đảm”
- Lựa chọn loại hình giao dịch: “Giao dịch bảo đảm”
- Lựa chọn quy mô: Bên bảo đảm sử dụng khoản vay cho tiêu dùng cá nhân; Bảo đảm là công ty có ít hơn 10 nhân viên, …..
- Số hợp đồng: …./ngày ký hợp đồng
- Giá trị của khoản vay hoặc nghĩa vụ: ….. đồng.
Thẻ bên bảo đảm:
- Lựa chọn một trong các chủ thể tham gia: Công dân việt nam; tổ chức có đăng ký kinh doanh trong nước; người nước ngoài, ….
- Số cmnd: 123333333
- Họ tên: Nguyễn văn A
- Đường/ phố – Quốc gia – Tỉnh/ thành phố – quận huyện
- Sau khi điền hết các thông tin trên thì nhấp chuột “Cập nhật”
Bên nhận bảo đảm
Nhập các thông tin tương tự bên bảo đảm
Tài sản
Nhập thông tin chi tiết về tài sản vào mục mô tả tài sản:
- Người yêu cầu đăng ký có thể mô tả cụ thể hoặc mô tả chung về tài sản; tài sản có thể mô tả chung nhưng phải xác định được (Đây là 1 trong những yêu cầu đối với tài sản bảo đảm). Việc mô tả chung về tài sản không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của đăng ký giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp quy định dưới đây:
- Trường hợp tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và tài sản này không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản hình thành trong tương lai thì người yêu cầu đăng ký mô tả chính xác số khung của phương tiện giao thông cơ giới đó.
Ví dụ:
- 1/ xe ô tô
- Số máy: 11px-2222; biển số: 59P-88888
- Số khung: ……
Bước 4: Kiểm tra lại
- Sau khi thực hiện xong các thao tác để đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm; thì người đăng ký nhấn vào “xem lại” để thực hiện kiểm tra lại thông tin mình đã kê khai.
- Nếu có thông tin chưa chính xác hoặc cần chỉnh sửa thì thực hiện: chọn chỉnh sửa để chỉnh sửa thông tin một trong 04 thẻ/ mục đã điền vào: Thông tin chung, bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, tài sản bảo đảm.
Trường hợp các thông tin đã đầy đủ và chính xác thì thực hiện bước tiếp theo.
Bước 5: Xác nhận
Sau khi kiểm tra lại và đã đúng; đầy đủ các thông tin thì ấn vào “Xác nhận”.
Lúc này hệ thống hiện một bản đơn đăng ký dưới dạng một thông báo bao gồm các thông tin như: Số đơn đăng ký; ngày đăng ký; Loại hình giao dịch; Số hợp đồng; bên bảo đảm; bên nhận bảo đảm; tài sản; mã cá nhân ….
Lưu ý: phải giữ mã cá nhân để sử dụng trong trường hợp đơn đăng ký thay đổi giao dịch bảo đảm và đơn xóa đăng ký giao dịch bảo đảm.
Sau khi nhấp chuột vào xác nhận thì đã hoàn thành thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến.
Trường hợp nào đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến không có giá trị pháp lý?
Theo Điều 57 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về trường hợp đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm không có giá trị pháp lý như sau:
“Điều 57. Trường hợp đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm không có giá trị pháp lý
- Việc đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm không có giá trị pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này.
- Trường hợp đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm không có giá trị pháp lý, thì được xử lý như sau:
a) Trường hợp nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì cơ quan đăng ký xem xét, quyết định hủy kết quả đăng ký. Người yêu cầu đăng ký phải nộp phí đăng ký trong trường hợp kết quả đăng ký trực tuyến bị hủy;
b) Việc hủy kết quả đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm phải được thông báo kịp thời qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử đến địa chỉ của người yêu cầu đăng ký được lưu trong cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.”
Khôi phục dữ liệu về đăng ký biện pháp bảo đảm được không?
Tại Điều 58 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về việc khôi phục dữ liệu trong trường hợp kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm bị hủy không đúng các căn cứ do pháp luật quy định như sau:
- Khi phát hiện kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm đã bị hủy không đúng các căn cứ do pháp luật quy định, thì người yêu cầu đăng ký có quyền đề nghị cơ quan đăng ký khôi phục lại kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm đã bị hủy.
Văn bản đề nghị khôi phục lại kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm đã bị hủy được gửi đến cơ quan đăng ký theo phương thức như phương thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Cơ quan đăng ký có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, nếu việc hủy kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm không đúng các căn cứ do pháp luật quy định, thì phải khôi phục lại dữ liệu đăng ký và cấp văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm cho người yêu cầu đăng ký.
- Trường hợp cơ quan đăng ký hủy kết quả đăng ký không đúng các căn cứ do pháp luật quy định, mà gây thiệt hại cho người yêu cầu đăng ký, thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dân sự gồm những gì?
- Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là ai?
- Trình tự thủ tục xóa đăng ký giao dịch bảo đảm năm 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới đổi tên bố trong giấy khai sinh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:
– Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
– Nộp trực tiếp;
– Qua đường bưu điện;
– Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Theo Điều 344 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 344. Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội
Tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.”
Để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói giảm nghèo, Bộ luật Dân sự quy định về việc các tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở có thể bằng uy tín của tổ chức mình để bảo đảm cho thành viên của mình vay vốn tại một tổ chức tín dung để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Các tổ chức chính trị – xã hội có thể bảo đảm bằng uy tín được quy định cụ thể tại Điều 45 Nghị định 102/2017 NĐ-CP