Sáng chế được biết đến là một giải pháp ký thuật dưới dạng quy trình hay sản phẩn nhằm giải quyết vấn đề xác định bằng việc ừn dụng các quy luật tự nhiên. Hiện nay pháp luật quy định sáng chế được bảo hộ độ quyền dưới dạng cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích hoặc bằng độc quyền bảo hộ sáng chế. Nội dung sau, Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn đọc thủ tục đăng ký bằng sáng chế năm 2023, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Sáng chế là gì?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì sáng chế là: giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Sáng chế cũng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Luật Sở hữu trí tuệ
Chủ sở hữu sáng chế sau khi đăng ký và được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ được pháp luật bảo vệ khi có bất kỳ hành vi xâm phạm quyền sáng chế.
Đối tượng được quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế
Đăng ký bảo hộ sáng chế được biết đến là cách cách duy nhất để xây dựng căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với sáng chế. Khi đăng ký, sáng chế sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ. Sau khi được cấp Bằng độc quyền sáng chế, chủ đơn (người nộp đơn) sẽ trở thành chủ sở hữu hợp pháp của sáng chế đã nộp đơn đăng ký. Pháp luật quy định về đối tượng được quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế như sau:
Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, bao gồm:
– Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định theo pháp luật SHTT.
Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Người có quyền đăng ký quy định nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế, bằng sáng chế
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm thông qua hình thành một cơ cấu hoặc chất mới hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Theo đó, để được đăng ký bảo hộ sáng chế, bằng sáng chế sẽ cần đáp ứng các điều kiện nhất định, cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ như sau:
– Có tính mới;
– Có trình độ sáng tạo;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Trong đó, “tính mới” của sáng chế được xem là yếu tố quan trọng nhất. “Tính mới” có nghĩa bất kỳ sản phẩm nào muốn đăng ký sáng chế nhưng đã bị bộc lộ trước thời điểm nộp đơn đều bị coi là không còn tính mới và không thể đăng ký được. Do đó, trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường hoặc trên các phương tiện truyền thông, chủ sở hữu cần nộp đơn đăng ký sáng chế để bảo đảm được tính mới và đáp ứng được điều kiện bảo hộ.
Thủ tục đăng ký bằng sáng chế năm 2023
Thủ tục Đăng ký sáng chế sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký
Quý khách hàng nên tra cứu sáng chế của mình trước khi nộp đơn. Kết quả tra cứu sẽ giúp khách hàng xác định được liệu sáng chế dự định đăng ký hoặc dự định sử dụng có khả năng đăng ký và có xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của người khác hay không.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế
Sau khi có kết quả tra cứu sáng chế, chủ đơn đăng ký cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế để nộp đơn đăng ký sáng chế.
Hồ sơ đăng ký sáng chế sẽ được nộp tới cơ quan đăng ký, hồ sơ đăng ký bao gồm những tài liệu sau:
– Tờ khai (đơn) đăng ký bảo hộ sáng chế theo mẫu chung (02 bản được soạn thảo và ký bởi chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền);
– Bản mô tả sáng chế bao gồm 03 phần (i) phần mô tả (ii) yêu cầu bảo hộ sáng chế (iii) hình vẽ/sơ đồ (nếu có)
(i) Phần mô tả bao gồm các nội dung sau đây:
+ Tên sáng chế hoặc giải pháp hữu ích đăng ký;
+ Lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);
+ Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được].
+ Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích
(ii) Yêu cầu bảo hộ sáng chế: Sau phần mô tả sẽ là yêu cầu bảo hộ, lưu ý yêu cầu bảo hộ cần ngắn ngọn, rõ ràng và phải chứng minh được tính mới của của đối tượng được bảo hộ.
(iii) Hình vẽ hoặc sơ đồ (nếu có) sẽ được tách riêng thành từng phần (theo từng trang)
– Bản tóm tắt sáng chế đăng ký:
– Chứng từ lệ phí khi nộp đơn đăng ký sáng chế
Ngoài tài liệu trên, trường hợp chủ đơn sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế của tổ chức dịch vụ sẽ cần thêm Giấy ủy quyền đăng ký.
Bước 3: Nộp đơn bảo hộ sáng chế tới Cục sở hữu trí tuệ
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký sáng chế, quý khách hàng nên sớm nộp đơn đăng ký để có ngày ưu tiên đăng ký sớm nhất. Tại Việt Nam, nguyên tắc ngày ưu tiên được áp dụng, do đó, ai nộp đơn trước sẽ được hưởng quyền ưu tiên trước.
Bước 4: Thẩm định đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ
Đơn đăng ký sáng chế sau khi được nộp sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định hình thức, công bố đơn, thẩm định nội dung đơn trước khi được Cục sở hữu trí tuệ đồng ý hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ sáng chế
Đơn đăng ký sau khi trải qua các giai đoạn thẩm định và kết quả cho thấy đơn đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn sẽ tiến hành nộp phí cấp văn bằng và sẽ được Cục SHTT cấp bản gốc giấy chứng nhận đăng ký.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế, hàng nằm chủ sở hữu sáng chế sẽ phải nộp phí duy trì sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp vì lý do nào đó mà phí duy trì không được nộp, văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ chấm dứt hiệu lực.
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục đăng ký bằng sáng chế năm 2023 như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Điều kiện công nhận quyền sử dụng đất quy định chi tiết
- Ý nghĩa, vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thủ tục hưởng thừa kế đất đai năm 2023
Câu hỏi thường gặp:
Thẩm định đơn đăng ký sáng chế: 01 tháng tính từ ngày nhận đơn. Trong giai đoạn này, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn. Sau đó xác nhận tính hợp lệ hoặc không hợp lệ của đơn đăng ký.
Đơn đăng ký sáng chế sẽ được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ theo địa chỉ như sau:
+ Địa chỉ nộp đơn đăng ký sáng chế tại Hà Nội
Phòng đăng ký – Cục sở hữu trí tuệ
Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Tổng đài: (04) 3858 3069, (04) 3858 3425, (04) 3858 3793, (04) 3858 5156
+ Địa chỉ nộp đơn đăng ký sáng chế tại Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Địa chỉ nộp đơn đăng ký sáng chế tại thành phố Đã Nẵng
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng:
Địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Căn cứ biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng.
– Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng/1 yêu cầu bảo hộ độc lập; đối với đơn sáng chế có trên 01 điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ => + 100.000 đồng.
– Phí thẩm định đơn đăng ký sáng chế:
+ Phí thẩm định hình thức bằng 20% x 900.000 đồng.
+ Phí thẩm định hình thức bằng 20% x 900.000 đồng.
– Bản mô tả có trên 6 trang, từ trang thứ 7 trở đi phải nộp thêm 40.000 đồng/trang.
– Phí phân loại quốc tế về sáng chế: 100.000 đồng/phân nhóm.
– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/đơn/yêu cầu.
– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 600.000 đồng/yêu cầu bảo hộ độc lập.
– Phí công bố thông tin: 120.000 đồng (từ hình thứ 2 trở đi: =+ 60.000 đồng/1 hình, từ trang bản mô tả thứ 7 trở đi: +10.000 đồng/trang).
– Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng.