Có người cho rằng, tiền không phải là đối tượng của hợp đồng trao đổi vì tiền luôn được coi là công cụ định giá các loại tài sản khác và không ai mang tiền đổi lấy tiền. Tuy nhiên, trên thực tế, việc mang Việt Nam đồng đi đổi ngoại tệ thực chất chính là hợp đồng trao đổi tài sản mà đối tượng trao đổi là tiền ( trao đổi nội tệ và ngoại tệ). Thông thường hợp đồng mua bán tài sản là dùng tiền để có vật; còn hợp đồng trao đổi tài sản là dùng vật đổi vật. Vật trong trường hợp trao đổi thường là vật đặc định vì sẽ không có ý nghĩa gì nếu các bên tiến hành trao đổi vật cùng loại với nhau. Vậy công chứng hợp đồng trao đổi tài sản được quy định là gì? Thủ tục công chứng hợp đồng trao đổi tài sản bao gồm những gì?
Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về ” Thủ tục công chứng hợp đồng trao đổi tài sản ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Tìm hiểu quy định của pháp luật về hợp đồng trao đổi tài sản:
Hợp đồng trao đổi tài sản là loại hợp đồng được quy định rất cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2015. Theo quy định tại điều 455, Bộ luật dân sự 2015 thì ta có thể hiểu rằng hợp đồng trao đổi tài sản bản chất chính là sự thỏa thuận giữa các bên về việc giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhau.
Cũng theo quy định của Bộ luật dân sự ta có thể xác định được hợp đồng trao đổi tài sản là loại hợp đồng song vụ bởi các bên tham gia ký kết hợp đồng đều có nghĩa vụ đối với nhau. Hơn thế nữa loại hợp đồng này còn có tính đền bù thể hiện ở chỗ hợp đồng này có phát sinh lợi ích vật chất cho các bên tham gia ký kết.
Khi tham gia ký kết hợp đồng trao đổi tài sản một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên còn lại trao đổi tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền.
Đối với các bên tham gia ký kết hợp đồng trao đổi tài sản thì bên giao tài sản được xem là bên bán còn bên nhận tài sản được xem là bên mua. Do vậy, các quy định liên quan đến hợp đồng mua bán tài sản theo Bộ luật dân sự quy định cũng được áp dụng đối với loại hợp đồng trao đổi tài sản. Một lưu ý nhỏ là khi ký kết hợp đồng trao đổi tài sản nếu có sự chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau những khoản chênh lệch đó trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thủ tục công chứng hợp đồng trao đổi tài sản
Như chúng ta đã biết, theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 quy định thì có thể hiểu rằng công chứng là việc xác thực, chứng nhận tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt do công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Việc công chứng các hợp động, giao dịch hay các bản dịch có thể là theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Ở phần mục trên chúng ta cũng đã xác định được hợp đồng trao đổi tài sản là một loại hợp đồng dân sự, việc công chứng hợp đồng trao đổi tài sản cũng cần tuân theo những nguyên tắc, quy định của pháp luật. Cụ thể là:
1. Quy định về hồ sơ công chứng hợp đồng trao đổi tài sản:
Căn cứ theo quy định tại điều 40, Luật Công chứng năm 2014 quy định thì ta có thể xác định được khi cá nhân, tổ chức muốn công chứng hợp đồng trao đổi tài sản cần chuẩn những hồ sơ, giấy tờ như sau:
Thứ nhất: Cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng hợp đồng trao đổi tài sản cần chuẩn bị phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;
Thứ hai: Cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng hợp đồng trao đổi tài sản cần chuẩn bị bản dự thảo hợp đồng. Tùy theo nhu cầu các cá nhân, tổ chức có thể chuẩn bị một hoặc nhiều bản để tiến hành công chứng;
Thứ ba: Chuẩn bị và xuất trình giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản chính);
Thứ tư: Cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng hợp đồng trao đổi tài sản cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến tài sản mà mình trao đổi, ví dụ như giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó (bản chính)
Thứ năm: Cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng hợp đồng trao đổi tài sản cần chuẩn bị các giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng. Ví dụ như giấy ủy quyền trong trường hợp đại diện theo ủy quyền,….
2. Quy định về trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng trao đổi tài sản:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như đã nêu ở trên thì người có yêu cầu công chứng hợp đồng trao đổi tài sản nộp hồ sơ đến tổ chức hành nghề công chứng để tiến hành công chứng. Theo đó trình tự công chứng hợp đồng trao đổi tài sản tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện như sau:
Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ của người yêu cầu, thực hiện việc kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì công chứng viên tiến hành thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
Sau đó công chứng viên phải giải thích cho người yêu cầu công chứng hợp đồng trao đổi tài sản về các vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật về thủ tục công chứng hợp đồng và giải thích rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hợp đồng, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng trao đổi tài sản.
Công chứng viên ngoài việc kiểm tra thành phần hồ sơ thì còn phải kiểm tra rõ các vấn đề như năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng, đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản,…. Trường hợp nếu phát hiện người yêu cầu công chứng hợp đồng trao đổi tài sản bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì công chứng viên phải tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp nếu có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
Bên cạnh đó, công chứng viên cũng phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa bản dự thảo hợp đồng trao đổi tài sản do người yêu cầu công chứng mang đến có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp. Nếu người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
Sau khi công chứng viên đã kiểm tra đầy đủ các thông tin trong hợp đồng trao đổi tài sản thì cho người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng trao đổi tài sản thì ký vào từng trang của hợp đồng và công chứng viên có trách nhiệm ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng.
3. Thời hạn thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng trao đổi tài sản:
Theo quy định của pháp luật hiện hành về thời hạn thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng trao đổi tài sản là không quá 02 ngày làm việc. Đối với những hợp đồng trao đổi tài sản có hình thức tạp cần phải kiểm tra, xác minh nhiều thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Theo đó thì thời hạn công chứng là thời hạn tình từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng.
Không công chứng hợp đồng trao đổi tài sản có được không?
Liên quan đến vấn đề có bắt buộc phải công chứng hợp đồng trao đổi tài sản hay không thì ta căn cứ theo quy định tại khoản 2, điều 455 Bộ luật dân sự 2015. Theo quy định này thì có thể thấy rằng khi ký kết hợp đồng trao đổi tài sản các bên phải soạn thảo hợp đồng này bằng văn bản và phải tiến hành công chứng, chứng thực hoặc đăng ký nếu pháp luật có quy định.
Bên cạnh đó, tại điều 129 Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định về những giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ về hình thức. Theo quy định này thì ta có thể hiểu rằng đối với những loại hợp đồng mà pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà các bên không thực hiện việc công chứng, chứng thực hợp đồng đó thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu. Do vậy khi ký kết hợp đồng trao đổi tài sản các bên bắt buộc phải tiến hành công chứng hợp đồng thì hợp đồng này mới có có giá trị pháp lý, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như các điều khoản thỏa thuận khác trong hợp đồng được thực hiện.
Tóm lại, hợp đồng trao đổi tài sản là loại hợp đồng bắt buộc phải tiến hành công chứng, chứng thực. Khi tiến hành công chứng hợp đồng trao đổi tài sản các bên cần tuân theo các quy định của pháp luật công chứng về hồ sơ, trình tự thủ tục cũng như thời gian thực hiện việc công chứng hợp đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục công chứng hợp đồng trao đổi tài sản”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Dịch vụ luật sư Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục công chứng hợp đồng kinh tế hiện nay thế nào?
- Thủ tục công chứng hợp đồng vay tiền năm 2023
- Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho nhà ở năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng trao đổi là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau. Bản chất của hợp đồng trao đổi tài sản là hai hợp đồng mua bán, tuy nhiên việc thanh toán ở đây không phải bằng tiền mà bằng hiện vật. Tài sản đem ra trao đổi dở đây phải thuộc quyền sở hữu của các bên.
Khi trao đổi nếu tài sản đem trao đổi có giá trị khác nhau thì các bên phải thanh toán phần chênh lệch cho nhau. Hợp đồng trao đổi tài sản có các đặc điểm pháp lý sau:
– Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng song vụ: Sau khi giao kết hợp đồng, mỗi bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau.Các bên đều có quyền yêu cầu bên kia chuyển vật cũng như chuyển quyền sở hữu. Các bên có nghĩa vụ chuyển vật cho nhau. Nếu có chênh lệch gia trị thì bên có tài sản có giá trị lớn hơn có quyền yêu cầu bên kí thanh toán phần chênh lệch.
– Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng có đền bù. Hợp đồng trao đổi tài sản là sự trao đổi tài sản và quyền sở hữu tài sản của hai bên cho nhau. Các tài sản đưa ra trao đổi là lợi ích mà các bên hướng tới. Khi các bên nhận được đầy đủ tài sản trao đổi thì hợp đồng chấm dứt.
Điều 463 Bộ luật dân sự quy định về hợp đồng trao đổi tài sản như sau:
“1. Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.
2. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định.
3. Trong trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
4. Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 428 đến Điều 437 và từ Điều 439 đến Điều 448 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản”.
Theo khoản 4 Điều 455 Bộ luật dân sự 2015:
“Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 430 đến Điều 439, từ Điều 441 đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản.”
Hợp đồng trao đổi được coi là hợp đồng mua bán kép. Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Do đó, hầu hết các quy định về mua bán tài sản cũng được áp dụng cho hợp đồng trao đổi tài sản, cụ thể: Các quy định về hợp đồng mua bán tĐiều 430 đển Điều 439, từ Điều 441 đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ luật dân sự 2015 cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản. Chỉ có các điều luật sau quy định về hợp đồng mua bán nhưng không áp dụng cho hợp đồng trao đổi tài sản: Điều 440 về Nghĩa vụ trả tiền, Điều 450 về mua bán quyền tài sản, Điều 451 về bán đấu giá tài sản, Điều 452 về mua sau khi sử dụng thử, Điều 453 về mua trả chậm, trả dần. Những quy định này không áp dụng cho hợp đồng trao đổi vì đây là những quy định mang tính chất đặc thù chỉ có thể áp dụng cho hợp đồng mua bán tài sản.