Bảo hiểm xã hội là một trong những loại bảo hiểm quen thuộc với người lao động. Theo quy định pháp luật, khi người lao động làm việc tại một doanh nghiệp thì phải tham gia bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội mà người lao động tham gia là bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì không được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và ngược lại. Vậy pháp luật có cho phép chuyển từ bảo hiểm xã hội tự nguyện sang bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thủ tục chuyển từ BHXH tự nguyện sang BHXH bắt buộc nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Trường hợp nào được chuyển từ BHXH tự nguyện sang bắt buộc?
Theo quy định pháp luật, bảo hiểm xã hội hiện nay có hai loại chính, đó là bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì công dân Việt Nam không được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và ngược lại. Bên cạnh điều kiện này thì công dân Việt Nam phải là người từ đủ 15 tuổi trở lên thì mới là đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Về điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, pháp luật về bảo hiểm có quy định rất cụ thể.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bao gồm:
- Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.
- Không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Theo đó, người lao động chỉ được chuyển sang BHXH bắt buộc khi không còn thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Nếu vẫn đang thuộc các trường hợp tham gia BHXH bắt buộc thì cho dù có nhu cầu, người lao động cũng không được chuyển sang đóng BHXH tự nguyện. Như vậy, sau khi nghỉ việc tại doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, người lao động có thể tham gia BHXH tự nguyện để tích lũy thêm thời gian đóng BHXH tính hưởng lương hưu.
Thủ tục chuyển từ BHXH tự nguyện sang BHXH bắt buộc
Khi không còn tham gia bảo hiểm tự nguyện thì công dân Việt Nam có thể chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Muốn làm được điều này thì người có nhu cầu phải thực hiện một số bước cụ thể. Người có nhu cầu chuyển từ bảo hiểm xã hội sang bảo hiểm xã hội bắt buộc phải thực hiện thủ tục chuyển. Trong trường hợp, người có nhu cầu không biết thủ tục này như thế nào thì có thể tìm hiểu, tham khảo các quy định pháp luật. Nhìn chung, thủ tục chuyển từ BHXH tự nguyện sang BHXH bắt buộc khá đơn giản.
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định , để tham gia BHXH bắt buộc, người tham gia cần chuẩn bị Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định).
Người lao động có thể tự tải về và điền hoặc đến nơi nộp hồ sơ xin mẫu này rồi điền.
Nộp hồ sơ và đóng tiền BHXH: Nơi tham gia BHXH bắt buộc: Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH tại nơi mình cư trú.
Mức đóng hằng tháng = 22% x Mức thu nhập mà người lao động chọn đóng – Số tiền nhà nước hỗ trợ đóng
Người lao động có thể chọn đóng bảo hiểm hằng tháng, 03 tháng/lần, 06 tháng/lần,…
Lưu ý: Người lao động trước đó tham gia BHXH bắt buộc đã được cấp sổ BHXH nên khi chuyển sang đóng BHXH tự nguyện thì cơ quan BHXH tiếp tục ghi nhận thời gian đóng tại chính sổ BHXH đã cấp.
Quyền lợi có bị ảnh hưởng khi chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện không?
Như phân tích ở trên, hiện nay theo quy định pháp luật có hai loại bảo hiểm xã hội, đó là bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mỗi loại bảo hiểm mang đến các quyền lợi riêng cho người tham gia. Theo quy định pháp luật, có thể thấy bảo hiểm xã hội bắt buộc mang đến nhiều quyền lợi hơn so với bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong khi bảo hiểm xã hội bắt buộc mang đến 5 chế độ cho người tham gia thì bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ mang đến hai chế độ đó là tử tuất và hưu trí.
BHXH bắt buộc hay tự nguyện cùng do Nhà nước tổ chức, nhưng giữa 02 loại BH này sẽ có những sự khác biệt nhất định. Căn cứ theo khoản 1 và 2 Điều 4 Luật BHXH quy định, có thể thấy:
“1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.“
Theo đó, khi người tham gia BHXH tự nguyện chỉ có 02 chế độ: hưu trí và tử tuất, trong khi các chế độ của người tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
Như vậy, khi chuyển từ BHXH tự nguyện sang BHXH bắt buộc, người lao động sẽ có thêm chế độ hưởng.
Nhưng việc tham gia BHXH tự nguyện sau khi NLĐ nghỉ việc sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp người lao động có chỗ dựa kinh tế khi về già là lương hưu. Bởi thời gian đóng BHXH tự nguyện sẽ được cộng nối tiếp vào thời gian đóng BHXH để tính hưởng hương lưu và chế độ tử tuất.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 5 Luật BHXH này quy định:
“Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.“
Do đó, trong trường hợp chuyển đóng từ BHXH bắt buộc sang tự nguyện, người lao động sẽ không còn được hưởng chế độ về thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng lại được cộng nối thời gian để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh xã hội của nhà nước nhằm giúp ổn định cuộc sống, thu nhập của người dân khi xảy ra những rủi ro về sức khỏe, sinh sản,… mà người dân có thể gặp phải trong cuộc sống. Mặc dù mức hỗ trợ không nhiều tuy nhiên cũng góp phần giúp người dân trang trải được các chi phí khi ốm đau, bệnh tật, mang thai và sinh con,…
Người tham gia BHXH có thể được nhận tối đa 6 quyền lợi khi tham gia đóng Bảo hiểm xã hội theo quy định. Cụ thể:
- Quyền lợi BHXH khi ốm đau, bệnh tật
Quyền lợi này chỉ áp dụng đối với người thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định. Theo đó người tham gia khi ốm đau, bệnh tật sẽ được hưởng quyền lợi về:
1. Số ngày nghỉ do nằm viện hoặc chăm sóc y tế. Thời gian lao động được nghỉ khi ốm đau căn cứ vào số năm đóng BHXH.
– Thời gian đóng BHXH dưới 15 năm được nghỉ 30 ngày.
– Thời gian đóng BHXH 15 năm đến dưới 30 năm được nghỉ 40 ngày.
– Thời gian đóng BHXH ít nhất 30 năm được nghỉ 40 ngày.
– Trường hợp đặc biệt, lao động làm việc ở môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc khu có trợ cấp vùng tối thiểu 0.7 thì thời gian nghỉ trên mỗi trường hợp được cộng thêm 10 ngày. Tổng thời gian nghỉ không quá 180 ngày.
2. Người tham gia được được nhận tiền trợ cấp ốm đau. Trường hợp bệnh thông thường thì mức trợ cấp bằng 75% tháng lương gần nhất trước khi nghỉ ốm. Đối với người bị bệnh dài ngày cần điều trị thì hưởng mức thấp hơn, căn cứ vào thời gian tham gia BHXH.
- Quyền lợi BHXH khi mang thai và sinh con
Người tham gia BHXH bắt buộc trong quá trình mang thai và sinh con đều sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định gồm số ngày nghỉ và tiền trợ cấp. Bên cạnh đó cả đối tượng là nam giới có vợ sinh con cũng sẽ được nhận chế độ này. Cụ thể về các mức quyền lợi như sau:
1. Số ngày nghỉ thai sản. Người lao động khi đủ điều kiện sẽ được nghỉ thai sản như sau:
– Trường hợp khám thai: nghỉ 5 lần, mỗi lần 1 ngày, nếu nơi khám xa thì mỗi lần nghỉ 2 ngày.
– Trường hợp sảy, nạo, hút hoặc phá thai, thai bệnh lý hoặc bị lưu thì nghỉ theo tuổi thai: thai dưới 5 tuần nghỉ 10 ngày, từ 5 tuần đến dưới 13 tuần nghỉ 20 ngày, từ 13 tuần đến dưới 25 tuần nghỉ 40 ngày. Thai từ 25 tuần trở lên được nghỉ 50 ngày.
– Nghỉ sinh con: trường hợp sinh thường và một con được nghỉ 6 tháng, cứ thêm một con thì được nghỉ thêm một tháng.
– Nghỉ khi vợ sinh con: lao động nam có vợ sinh con được nghỉ 5 ngày nếu sinh thường, 7 ngày nếu vợ sinh mổ hoặc con sinh ra dưới 31 tuần.
– Con chết sau sinh: con 2 tháng tuổi trở lên được nghỉ 2 tháng, dưới 2 tháng tuổi nghỉ 4 tháng.
– Người sinh con hộ được hưởng chế độ đến khi giao trẻ, người nhận con nuôi hưởng đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
– Tránh thai: lao động nữ được nghỉ 7 ngày đối với biện pháp thông thường, 15 ngày khi triệt sản.
2. Số tiền trợ cấp thai sản được nhận. Đối với trường hợp sinh con, người lao động sẽ được hưởng 6 tháng bình quân lương tháng đóng BHXH. Ngoài ra, lao động được thêm trợ cấp một lần tính bằng 2 lần mức lương cơ sở hiện hành. Lao động sau sinh mà sức khỏe yếu sẽ được nghỉ 5 ngày khi sinh thường, 7 ngày khi sinh mổ.
- Quyền lợi BHXH khi tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp
Người tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng chế độ này khi trong quá trình làm việc/ lao động không may gặp tai nạn lao động hoặc mắc các bệnh nghề nghiệp theo quy định sẽ được hưởng trợ cấp bằng tiền và thời gian nghỉ để phục hồi sức khỏe. Cụ thể:
1. Đối với trường hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 5% – 30%. Nếu lao động bị suy giảm lao động 5% thì được trợ cấp 5 lần lương cơ sở. Sau đó tỷ lệ này cứ tăng lên 1% thì được hưởng thêm ½ lần lương cơ sở.
Ngoài ra, lao động được hưởng theo thâm niên đóng BHXH: từ 1 năm trở xuống được hưởng thêm 0.5% mức lương đóng BHXH của tháng cuối trước khi nghỉ việc. Sau đó, cứ đóng thêm 1 năm sẽ hưởng thêm 0.3%.
2. Đối với trường hợp suy giảm khả năng lao động 31% trở lên. Lao động bị suy giảm 31% được hưởng 30% lương cơ sở, cứ thêm 1% được cộng thêm 2% của lương cơ sở. Mức trợ cấp tính theo thâm niên tính như trường hợp trên.
3. Đối với trường hợp suy giảm khả năng lao động tối thiểu 81%. Chế độ trong trường hợp này được áp dụng nếu lao động bị các chấn thương như: liệt cột sống hoặc mắt bị mù, bị tâm thần, hai chân bị cụt hoặc liệt không thể hoạt động. Mức trợ cấp tính theo lương cơ sở hiện hành.
– Chế độ tử tuất nhằm mang lại sự hỗ trợ thu nhập cho người thân.
– Các quyền lợi BHXH khi về già
- Quyền lợi BHXH khi về hưu
Đối với chế độ hưu trí thì người tham gia BHXH tự nguyện và bắt buộc đều sẽ được nhận. Tuy nhiên sẽ chỉ áp dụng khi người tham gia đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu và thời gian đóng BHXH theo quy định. Trong trường hợp đủ điều kiện người tham gian sẽ được nhận các quyền lợi gồm tiền lương hưu hàng tháng hoặc nhận tiền trợ cấp một lần.
1. Lương hưu hàng tháng từ 01/01/2018 được tính bằng 45% mức trung bình lương tháng đóng BHXH đối với 15 năm. Sau đó, người tham gia cứ đóng thêm 1 năm thì được cộng thêm 2%. Mức tối đa là 75%. Trường hợp nghỉ hưu sớm thì cứ 1 năm giảm 2% so với thông thường.
2. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Người đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và có mức hưởng cao hơn 75% lương bình quân đóng BHXH ngoài lương hưu còn được nhận trợ cấp một lần. Cứ mỗi tháng đóng BHXH được trợ cấp thêm 0.5 tháng lương.
- Quyền lợi BHXH khi mất
Chế độ áp dụng đối với cả người tham gia BHXH theo hình thức bắt buộc và tự nguyện. Đối tượng thụ hưởng là người tham gia đóng BHXH và thân nhân của họ thông qua tiền trợ cấp gồm:
1. Trợ cấp mai táng là chi phí mai táng cho người đã mất. Mức trợ cấp mai táng tính bằng 10 lần mức lương cơ sở ở thời điểm người tham gia Bảo hiểm qua đời. Mức này áp dụng cho cả trường hợp tham gia BHXH tự nguyện và bắt buộc.
2. Trợ cấp hàng tháng áp dụng khi người tham gia BHXH chế độ bắt buộc. Mức trợ cấp tính bằng 50% mức lương cơ sở trong trường hợp thông thường và bằng 70% nếu người thân không có ai trực tiếp nuôi dưỡng.
3. Trợ cấp tuất hưởng một lần sẽ được tính bằng 1.5 lần mức lương bình quân đóng BHXH cho những năm trước 2014, và bằng 2 lần mức lương bình quân đóng BHXH cho thời gian từ 2014 trở đi.
- Quyền lợi rút Bảo hiểm xã hội 1 lần
Quyền lợi này được áp dụng đối với người đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội khi họ không có nhu cầu tiếp tục tham gia đóng BHXH để được hưởng các quyền lợi như đã đề cập bên trên. Người tham gia BHXH muốn rút BHXH 1 lần chỉ cần gửi yêu cầu đến cơ quan BHXH. nếu đủ điều kiện thì có thể lãnh tiền BHXH bất cứ lúc nào.
Trong thực tế nhà nước không khuyến khích người tham gia rút BHXH 1 lần nếu không quá bắt buộc vì điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tham gia đóng BHXH của người tham gia. Bên cạnh đó việc rút BHXH sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến mức tiền hưởng trợ cấp nhận được.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục chuyển từ BHXH tự nguyện sang BHXH bắt buộc“. Ngoài ra, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý khác liên quan đến hợp đồng dịch vụ làm sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Có thể bạn quan tâm
- Bao lâu được nhận bảo hiểm xã hội một lần?
- Cách tính tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng như thế nào?
- Trường hợp người lao động không được nhận bảo hiểm xã hội một lần
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về khái niệm bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
Đối với quy định về loại bảo hiểm xã hội thì hiện nay có 2 loại bảo hiểm xã hội là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về nguyên tắc khi tham gia bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.