Xin chào luật sư. Tôi tên là Trương Hồng Hà. Năm 2018, tôi đã đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với một tác phẩm tranh. Mới đây, tôi vừa nhận được đề nghị bán lại quyền tác giả tác phẩm này cho người khác, Sau thời gian suy nghĩ tôi đã đồng ý với đề nghị này. Tuy nhiên, tôi không biết thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả được quy định ra sao? Hồ sơ cần những gì? Nhờ luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gởi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc cho quý độc giả về vấn đề “Thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả được quy định ra sao?” Mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Chủ sở hữu quyền tác giả được hiểu là gì?
Chủ sở hữu quyền tác giả: là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo quy định pháp luật.
Hiện nay, chủ sở hữu quyền tác giả được phân chia như sau:
Thứ nhất: chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả: trong trường hợp này, tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp này người sáng tạo ra tác phẩm đồng thời là người đầu tư thời gian, tài chính và các điều kiện vật chất khác quyết định việc hình thành tác phẩm, như việc nhà văn viết tiểu thuyết, nhạc sĩ viết nhạc.
Thứ hai: chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả, trong trường hợp này thay hai hoặc nhiều người cùng đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ, tiền bạc để cùng sáng tạo ra tác phẩm. Do đó, các đồng tác giả đồng thời là đồng sở hữu đối với tác phẩm.
Thứ ba: chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả. Dạng này bao gồm việc sáng tạo tác phẩm theo nhiệm vụ do tổ chức quản lí nhân sự giao, như nhân viên được giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm.
Thứ tư: chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế: di sản của người chết để lại, trong đó có di sản là tài sản trí tuệ.
Thứ năm: chủ sở hữu quyền tác giả là người nhận chuyển nhượng quyền tác giả: dạng này bao gồm các trường hợp của chủ sở hữu quyền tác giả chuyển nhượng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo cam kết tại hợp đồng. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng là chủ sở hữu.
Thứ sáu: chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước, dạng này bao gồm các trường hợp, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ nhưng chủ sở hữu quyền đã chết và không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận di sản, hoặc thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản hoặc trường hợp chủ sở hữu chuyển giao quyền tác giả cho Nhà nước.
Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan
Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan là chế định được quy định tại Chương IV Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó mục I của chương này bao gồm những quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó:
Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền:
- Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Quyền tài sản, hoặc quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình/của tổ chức phát song cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, các quyền nhân thân khác như: quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm của tác giả và của người biển diễn không được chuyển nhượng.
Việc chuyển nhượng quyền tác giả trong trường hợp đối tượng được bảo hộ có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu trừ trường hợp đồng chủ sở hữu mà tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình có phần riêng biệt thì chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng phần riêng biệt của mình mà không cần có sự thỏa thuận của cá đồng chủ sở hữu.
Lưu ý: Trong trường hợp tác phẩm có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Điều kiện chuyển nhượng quyền tác giả
Tác giả không được phép chuyển nhượng quyền nhân thân trừ quyền công bố tác phẩm.
Trong trường hợp tác phẩm có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng cần phải có sự thỏa thuận của tất cả đồng chủ sở hữu.
Việc chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả được thực hiện dựa trên hợp đồng. Hợp đồng chuyển nhượng cần phải lập thành văn bản, gồm có những nội dung sau đây:
- Tên và địa chỉ cụ thể của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
- Căn cứ chuyển nhượng;
- Giá cả và phương thức thanh toán;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia;
- Trách nhiệm các bên khi vi phạm hợp đồng.
Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả
Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
Để chuyển nhượng quyền tác giả, các bên cần làm hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả. Hợp đồng chuyển nhượng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ đầy đủ của các bên: bên chuyển nhượng và bên nhận quyền nhượng;
- Căn cứ và phạm vi chuyển nhượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên qua
Thành phần hồ sơ gồm có:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;
- 02 bản sao tác phẩm /bản định hình;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ (Hợp đồng chuyển nhượng);
- Văn bản đồng ý của đồng chủ sở hữu (trường hợp quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung)
- Giấy ủy quyền (nếu bên được chuyển nhượng ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ)
Bước 3: Nộp hồ sơ
Người nộp hồ sơ tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan – Cục Bản quyền tác giản tại Hà Nội/Văn phòng đại diện Cục Bản quyền nếu ở Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Phí, lệ phí Nhà nước
Phí, lệ phí người nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải nộp được quy định tại Thông tư số 211/2016/TT-BTC, theo đó các khoản lệ phí nằm trong khoảng từ 100.000 đồng đến 600.000 đồng tùy thuộc vào loại hình tác phẩm đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Mời bạn xem thêm
- Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu theo quy định?
- Sử dụng phần mềm không bản quyền bị phạt bao nhiêu?
- Đeo tai nghe hướng dẫn chỉ đường có bị phạt không?
- Quy định việc phân loại trang thiết bị y tế gồm những gì?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả được quy định ra sao?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đổi tên đệm Bắc Giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline: 0833.102.102. Để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng của hợp đồng là quyền nhân thân và quyền tài sản. Thông thường quyền nhân thân này là quyền nhân thân gắn với tài sản và theo quy định của pháp luật có thể chuyển giao được. Tuy nhiên quyền nhân thân là một đối tượng rất hạn chế và chỉ có một số quyền nhân thân nhất định được pháp luật quy định mới có thể trở thành đối tượng của hợp đồng này.
Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.
Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.
Thời gian tối thiểu để bạn nhận được giấy chứng nhận quyền tác giả là 15 ngày làm việc. Tất nhiên, thời gian này có thể kéo dài hơn trong trường hợp bạn không chuẩn bị tốt hồ sơ thủ tục, hoặc tác phẩm của bạn chưa đủ sức thuyết phục.