Năm 2009, Quốc hội ban hành Luật Tần số Vô tuyến điện. Sự ra đời của Luật Tần số vô tuyến điện cho thấy chủ trương của Nhà nước quản lý về lĩnh vực tần số có sự thay đổi rất lớn về chính sách nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và đáp ứng thực tế phát triển của lĩnh vực này. Tổ chức, cá nhân được cấp phép quyền sử dụng tần số vô tuyến điện khi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng cần phải đáp ứng một số điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật. Để hiểu thêm về vấn đề trên mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết “Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện” dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Như thế nào là tần số vô tuyến điện?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 như sau:
“Tần số vô tuyến điện là tần số của sóng vô tuyến điện.
Sóng vô tuyến điện là sóng điện từ có tần số thấp hơn 3000 gigahéc (GHz) truyền lan tự do trong không gian, không có dẫn sóng nhân tạo.
…“
Điều kiện chuyển nhượng giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2021/NĐ-CP:
Đối với bên chuyển nhượng:
Doanh nghiệp được cấp giấy phép sử dụng băng tần thông qua đấu giá được phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện nhưng không sớm hơn 05 năm kể từ ngày được cấp phép.
Doanh nghiệp chỉ được phép chuyển nhượng sau khi đã hoàn thành trách nhiệm của bên chuyển nhượng.
Đối với bên nhận chuyển nhượng:
Đối tượng được nhận chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là doanh nghiệp:
– Đủ điều kiện được xem xét cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng sử dụng băng tần được cấp thông qua đấu giá theo quy định của pháp luật về viễn thông;
– Tuân thủ quy định của pháp luật về viễn thông đối với sở hu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông, hình thức, điều kiện và tỷ lệ phần vốn góp củ a nhà đầu tư nước ngoài.
Đáp ứng quy định về giới hạn lượng phổ tần tối đa mà mỗi doanh nghiệp được phép sử dụng theo quy định của pháp luật.
Chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện phải bao gồm toàn bộ:
– Các khối băng tần trúng đấu giá;
– Quyền và trách nhiệm thực hiện giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
– Trách nhiệm thực hiện cam kết đầu tư để thiết lập mạng viễn thông theo quy định;
– Trách nhiệm và nghĩa vụ bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và người sử dụng dịch vụ có liên quan.
Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 88/2021/NĐ-CP, Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp đề nghị nhận chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện phải gửi 01 bộ hồ sơ chuyển nhượng theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) theo một trong các hình thức: Nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu chính, nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
(i) Đối với doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần đề nghị nhận chuyển nhượng, hồ sơ chuyển nhượng bao gồm các tài liệu sau:
+ Văn bản đề nghị chuyển nhượng có dấu và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đề nghị chuyển nhượng;
+ Văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp đề nghị chuyển nhượng và doanh nghiệp đề nghị nhận chuyển nhượng về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng của việc chuyển nhượng;
+ Tài liệu chứng minh của doanh nghiệp đề nghị nhận chuyển nhượng về việc đáp ứng quy định về giới hạn lượng phổ tần tối đa theo quy định của pháp luật mà mỗi doanh nghiệp được phép sử dụng sau khi nhận thêm băng tần được chuyển nhượng;
+ Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đã được cấp, tình hình thực hiện cam kết triển khai mạng viễn thông sau khi trúng đấu giá của doanh nghiệp đề nghị chuyển nhượng;
+ Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần của doanh nghiệp đề nghị nhận chuyển nhượng;
+ Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông hoặc văn bản đề nghị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp đề nghị chuyển nhượng;
+ Cam kết thực hiện của doanh nghiệp đề nghị nhận chuyển nhượng đối với các quy định tại điểm b, c, d khoản 3 Điều 18 Nghị định này.
(ii) Đối với doanh nghiệp đề nghị nhận chuyển nhượng không thuộc trường hợp (i), hồ sơ chuyển nhượng bao gồm các tài liệu sau:
+ Văn bản đề nghị chuyển nhượng có dấu và ch ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đề nghị chuyển nhượng;
+ Văn bản thỏa thuận gi a doanh nghiệp đề nghị chuyển nhượng và doanh nghiệp đề nghị nhận chuyển nhượng về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng của việc chuyển nhượng;
+ Hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh dị0ch vụ viễn thông có sử dụng băng tần của doanh nghiệp đề nghị nhận chuyển nhượng;
+ Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đã được cấp, tình hình thực hiện cam kết triển khai mạng viễn thông sau khi trúng đấu giá của doanh nghiệp đề nghị chuyển nhượng;
+ Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông hoặc văn bản đề nghị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp đề nghị chuyển nhượng;
+ Cam kết thực hiện của doanh nghiệp đề nghị nhận chuyển nhượng đối với các quy định tại điểm b, c, d khoản 3 Điều 18 Nghị định này.
Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện không có giấy phép bị xử lý ra sao?
Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện được quy định tại Điều 58 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đặt ăng-ten của thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng vị trí hoặc đặt thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng địa điểm quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Sử dụng tần số vô tuyến điện không đúng quy định trong giấy phép về: Tên tổ chức hoặc cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, hô hiệu hoặc nhận dạng, giờ hoạt động, ăng-ten phát, mục đích sử dụng, đối tượng liên lạc, loại mạng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá hoặc Đài truyền thanh không dây nhưng không có giấy phép;
b) Sử dụng đài vô tuyến điện di động thuộc mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ nhưng không có giấy phép;
c) Sử dụng không đúng tần số được quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá và đài vô tuyến điện di động thuộc mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ;
d) Đặt ăng-ten của thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng vị trí hoặc đặt thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng địa điểm quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
đ) Sử dụng không đúng loại nghiệp vụ hoặc phương thức phát quy định trong Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện;
e) Sử dụng tần số vô tuyến điện nhưng không đúng tên của tổ chức hoặc cá nhân được quy định trong Giấy phép sử dụng băng tần, Giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh.
3. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện không có giấy phép hoặc trường hợp có quyết định thu hồi, yêu cầu tạm dừng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng nhỏ hơn hoặc bằng 15W;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 15W và nhỏ hơn hoặc bằng 100W;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 100W và nhỏ hơn hoặc bằng 500W;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 500W và nhỏ hơn hoặc bằng 1kW;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 1kW và nhỏ hơn hoặc bằng 5kW;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 5kW và nhỏ hơn hoặc bằng 10kW;
g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 10kW và nhỏ hơn hoặc bằng 20kW.
4. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện không đúng tần số hoặc phát vượt quá công suất quy định trong giấy phép quy định như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng nhỏ hơn hoặc bằng 15W;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 15W và nhỏ hơn hoặc bằng 100W;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 100W và nhỏ hơn hoặc bằng 500W;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 500W và nhỏ hơn hoặc bằng 1kW;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 1kW và nhỏ hơn hoặc bằng 5kW;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 5kW và nhỏ hơn hoặc bằng 10kW;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 10kW và nhỏ hơn hoặc bằng 20kW;
h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 20kW.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đài vệ tinh trái đất không đúng quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.
6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng băng tần và vị trí quỹ đạo vệ tinh không đúng quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh;
b) Không tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế về khai thác thiết bị vô tuyến điện trên tàu bay, tàu biển của Việt Nam hoặc của nước ngoài khi vào lãnh thổ Việt Nam;
c) Sử dụng tần số nằm ngoài giới hạn băng tần được cấp theo giấy phép;
d) Có mức phát xạ cực đại ngoài băng tần vượt quá mức cho phép trong Giấy phép sử dụng băng tần;
đ) Có mức phát xạ cực đại ngoài phạm vi phủ sóng vượt quá mức cho phép trong Giấy phép sử dụng băng tần;
e) Sử dụng không đúng mục đích tần số vô tuyến điện dành riêng cho cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh;
g) Sử dụng đài vệ tinh trái đất không có Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng băng tần hoặc sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh nhưng không có giấy phép.
8. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện có công suất lớn hơn 20kW nhưng không có giấy phép.
9. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng băng tần nhưng không có giấy phép.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c, d, đ và e khoản 6 Điều này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 2, khoản 3, điểm g khoản 6, các khoản 7, 8 và 9 Điều này.
Có thể bạn quan tâm
- Đơn xin xác nhận nhân thân với người đã chết theo quy định mới
- Loại doanh nghiệp nào không thể hợp nhất sáp nhập?
- Người lao động nghỉ ốm có giấy bệnh viện hưởng chế độ như thế nào?
- Công chứng ủy quyền tại nhà có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến Giải thể công ty… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 0833.102.102. để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) thông báo cho doanh nghiệp về hồ sơ không hợp lệ;
– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét quyết định việc cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện;
– Trường hợp từ chối cho phép chuyển nhượng, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản thông báo, nêu rõ lý do.
Căn cứ theo Điều 33 của Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 (gọi tắt là Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009), Luật quy định về việc sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm:
+ Trong trường hợp khẩn cấp gây nguy hiểm đến tính mạng con người và tài sản tổ chức, cá nhân có thể sử dụng tạm thời tần số và thiết bị vô tuyến điện chưa được cấp giấy phép để phục vụ cho việc gọi cấp cứu và phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện.
+ Tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện gửi thông tin, tín hiệu cấp cứu được phát sóng để thu hút sự chú ý ở cả tần số vô tuyến điện không dành riêng cho gọi cứu nạn.
+ Tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện nhận được thông tin, tín hiệu cấp cứu phải lắng nghe trên tần số vô tuyến điện phát gọi cấp cứu, trả lời và thực hiện ngay mọi hỗ trợ cần thiết, đồng thời thông báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn.
Theo Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT quy định về cơ quan cấp Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện như sau:
– Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đối với các trường hợp ngoài trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
– Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực thuộc Cục Tần số vô tuyến điện cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá, đài truyền thanh không dây, mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ và trường hợp sử dụng thiết bị vô tuyến điện trong thời gian dưới 15 (mười lăm) ngày tại các lễ hội, sự kiện, triển lãm, hội chợ.