Chào Luật sư. Tôi tên là Minh. Tôi đã và đang kinh doanh bột làm bánh đã được 5 năm. Tôi đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm bột làm bánh của mình từ năm 2019. Nay tôi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu này cho anh trai tôi. Vì không hiểu biết nhiều về kiến thức pháp luật. Nên cho tôi hỏi để chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu thì thủ tục được tiến hành như thế nào? Để chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu cần đáp ứng điều kiện gì? Hy vọng sớm nhận được phản hồi tư vấn của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Để giải đáp thắc mắc trên. Mời bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết “Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu” dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Chuyển nhượng quyền quyền sử dụng nhãn hiệu là gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2019 thì quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu hay còn gọi là Li Xăng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu (bên chuyển giao quyền) cho phép tổ chức, cá nhân khác (bên nhận chuyển giao) sử dụng nhãn hiệu trên một vùng lãnh thổ nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định.
Pháp luật cũng quy định thêm. Hợp đồng li xăng phải được lập thành văn bản và được đăng ký tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.
Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu
Theo Điều 139 Luật sở hữu trí tuệ 2019 Để có thể chuyển nhượng nhãn hiệu, hai bên nhận và chuyển cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu và quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc, tên thương mại hoặc các nhãn hiệu liên kết của Công ty đối với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
– Ngoài ra, một điều rất quan trọng đó là hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Như vậy, việc chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ được thực hiện qua hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu. Những vấn đề liên quan tới hợp đồng chuyển nhượng sẽ được đề cập ở phần tiếp theo của bài viết thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu.
Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu như thế nào?
Bước 1: Các bên thỏa thuận và xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng sẽ thỏa thuận về việc ký hợp đồng chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trước khi soạn thảo và ký kết hợp đồng.
Bước 2: Thực hiện đăng ký hợp đồng chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Bên chuyển nhượng nộp một bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ trên tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các công việc sau đây:
Ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu (đối với hợp đồng chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);
Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó;
Ghi nhận việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển nhượng nhãn hiệu.
Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:
Ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;
Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc có sửa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu bao gồm những gì?
Theo Điều 149 Luật sở hữu trí tuệ 2019
Điều 149. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Hồ sơ đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
- Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;
- Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Giấy ủy quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.
Mời bạn xem thêm
- Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp hiện nay được quy định ra sao?
- Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu độc quyền dễ dàng, nhanh chóng
- Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp đầy đủ, chi tiết
- Hành vi xâm phạm quyền tác giả bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề về “Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thủ tục tái hôn… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng là 230.000 đồng/văn bằng bảo hộ;
Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng là 180.000 đồng/ văn bằng bảo hộ;
Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu là 120.000 đồng/đơn
Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu là 120.000 đồng/ văn bằng bảo hộ;
Phí thẩm định quyền nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận) là 550.000 đồng/đơn
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu) là 120.000 đồng/ văn bằng bảo hộ.
Hồ sơ đăng ký ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
Chuyển nhượng nhãn hiệu có 2 hình thức bao gồm:
(i) Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu:
Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu có nghĩa nhãn hiệu mới đang giai đoạn thẩm định (đã nộp nhãn hiệu) nhưng nhãn hiệu chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký.
(ii) Chuyển nhượng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu:
Chuyển nhượng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu từ chủ sở hữu nhãn hiệu cũ sang chủ sở hữu nhãn hiệu mới (nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký).