Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất được nhiều người dân quan tâm. Thứ nhất, thị trường đất đai luôn đem lại một nguồn lợi nhuận khổng lồ đối với những nhà đầu tư. Thứ hai, với đặc trưng là quyền sử dụng đất, một loại tài sản đặc biệt, nên pháp luật quy định vô cùng chặt chẽ về thủ tục liên quan đến quyền sử dụng đất. Về vấn đề này, Luật Sư X có nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào Luật Sư X. Tôi là Lã Văn T. Hiện tại tôi có một mảnh đất ở dưới quê. Tôi muốn bán mảnh đất này cho một người họ hàng ở quê. Nhưng tôi chưa rõ về thủ tục mua bán đất đai phải thực hiện như thế nào? Tôi có cần thực hiện thủ tục gì khác hay không, hay chỉ cần có hợp đồng mua bán là đủ? Nếu có thì tôi phải thực hiện thủ tục gì, ở đâu? Tôi phải chuẩn bị các loại giấy tờ gì? Tôi mong sẽ sớm nhận được sự tư vấn từ phía Luật Sư để sớm thực hiện được mong muốn của mình. Xin cảm ơn Luật Sư.
Khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải làm thủ tục đăng ký biến động đất đai, hay còn gọi nôm na là thủ tục sang tên sổ đỏ. Vậy thủ tục đó được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay sau đây.
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất (hay “sang tên sổ đỏ”, “sang tên quyền sử dụng đất”…) là việc thực hiện thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế nhà, đất. Việc đăng ký biến động được thể hiện rõ trong Giấy chứng nhận (hay còn gọi là “sổ đỏ”). Khi đó người nhận chuyển nhượng sẽ được đứng tên trong Giấy chứng nhận.
Mời bạn đọc tham khảo: Sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất
Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Pháp luật cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây.
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đất không có tranh chấp
- Vẫn còn thời hạn sử dụng đất
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
- Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền; có hiệu lực từ khi đăng ký vào sổ địa chính.
Ngoài ra cũng cần lưu ý các trường hợp đặc biệt như: Người nhận chuyển quyền không thuộc đối tượng cấm nhận chuyển nhượng; chuyển nhượng có điều kiện
Hồ sơ, thủ tục thực hiện
Bước 1: Công chứng hợp đồng
Hai bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng đến tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Các giấy tờ cần công chứng bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng (theo mẫu).
- Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng (nếu có).
- Bản gốc minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
- Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng.
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính
Bạn thực hiện kê khai nghĩa vụ tài chính tại Văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ thực hiện việc sang tên sổ đỏ gồm:
- Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký.
- Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền).
- CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
- Đối với trường hợp cho tặng, thừa kế phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Thời hạn có thông báo nộp thuế: 10 ngày. Sau khi có thông báo thì người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Bước 3: Kê khai hồ sơ sang tên.
Hồ sơ sang tên sổ đỏ gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký); Trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay.
- Hợp đồng chuyển nhượng
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản gốc)
- Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng.
Bước 4: Nhận kết quả
Sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính, bạn nộp biên lai cho Văn phòng đăng ký đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mời bạn đọc tham khảo: Dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch Hà Nội
Các loại lệ phí phải đóng
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân do bên bán chịu do có thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thuế thu nhập cá nhân này được xác định như sau:
Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất = 2% x Giá chuyển nhượng.
Ngoài ra, nếu trong trường hợp giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất có sự xuất hiện của các bên môi giới, được ủy quyền, các bên này chịu thuế thu nhập cá nhân do có thu nhập phát sinh.
Không phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi:
- Chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
Lệ phí trước bạ
Lệ phí trước bạ do bên mua chịu và được xác định như sau:
Tiền lệ phí trước bạ = 0.5% x Giá tính lệ phí trước bạ
Trong đó: Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất (đồng) = Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ (m2) x Giá một mét vuông đất (đồng/m2).
Không phải nộp lệ phí trước bạ khi:
- Chuyển giao tài sản cho vợ chồng, con cái, cha mẹ.
- Nhà đất được đền bù hoặc mua bằng tiền đền bù.
- Nhà đất đã có Giấy chứng nhận chung hộ gia đình; khi phân chia nhà đất cho những người trong hộ gia đình.
Chi phí khác
Một số khoản lệ phí khác cần lưu ý như:
- Lệ phí địa chính: 15.000 đồng.
- Lệ phí thẩm định: 0.15% giá trị chuyển nhượng, tối thiểu là 100.000 đồng và tối đa là 5.000.000 đồng.
- Mức phí công chứng: Đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất (không có nhà ở), mức thu phí công chứng được tính trên giá trị quyền sử dụng đất. Đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà có nhà ở, tài sản khác gắn liền trên đất thì căn cứ tính phí công chứng là tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
Câu hỏi thường gặp
Khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cần phải làm thủ tục đăng ký biến động, tức là sang tên trên Giấy chứng nhận. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực thì phải đăng ký biến động.
Câu trả lời là có. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không thực hiện đăng ký biến động thì bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Tại khu vực nông thôn:
• Phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động.
• Phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động.
Tại khu vực đô thị: Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng tại khu vực nông thôn
Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì người bị xử phạt là bên nhận chuyển quyền sử dụng đất
Khi bạn muốn công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà vợ bạn không thể đi công chứng, vợ bạn có thể viết giấy ủy quyền ủy quyền cho bạn thực hiện việc đi công chứng này, bên cạnh đó cần cung cấp thêm sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102