Một trong những bước quan trọng để nhà đầu tư được phép tiến hành thực hiện dự án đầu tư là được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề đầu tư… nhà đầu tư phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội trước khi thực hiện dự án. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa nắm rõ các vấn đề liên quan đến thủ tục chấp thuận đầu tư dẫn đến sai sót trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và không được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Vậy thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội được diễn ra như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về vấn đề.
Chấp thuận chủ trương đầu tư là gì?
Chủ trương đầu tư được hiểu đơn giản là quyết định của các cấp có thẩm quyền về những nội dung chủ yếu của các chương trình hay dự án đầu tư, nhờ đó làm căn cứ để lập trình và phê duyệt các quyết định đầu tư cho chương trình, dự án đầu tư, và quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 thì: “Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.”
Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội năm 2023
Chấp thuận chủ trương đầu tư là một trong những quyết định quan trọng để nhà đầu tư được phép tiến hành thực hiện dự án đầu tư. Tuy nhiên, không phải đối với dự án đầu tư nào cũng cần phải đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội mà chỉ những dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại Điều 30 Luật Đầu tư năm 2020 mới cần phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội. Vậy đối với những dự án cần phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội cần phải chuẩn bị những gì để đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Đầu tư 2020 quy định về hồ sơ thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
“Điều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:
a) Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.”
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
Thực tế cho thấy, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa nắm rõ về trình tự, thủ tục đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dẫn tới sai sót trong quá trình chuẩn bị và không được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Căn cứ theo Điều 34 Luật Đầu tư năm 2020 thì trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội như sau:
“Điều 34. Trình tư, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
1. Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 khoản 2 Điều 33 của Luật này được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này để trình Chính phủ.
4. Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
5. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
d) Tài liệu khác có liên quan.
6. Nội dung thẩm tra đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội;
b) Sự cần thiết thực hiện dự án đầu tư;
c) Sự phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);
d) Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường;
đ) Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn;
e) Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của dự án đầu tư;
g) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
7. Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.
8. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này.
9. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước.“
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư năm 2023
- Thủ tục chấp thuận nhà đầu tư như thế nào năm 2023?
- Hồ sơ trình phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành gồm những gì?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, Luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2020 và khoản 6 Điều 31 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, nội dung thẩm định thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
– Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt (nếu có)
– Đánh giá nhu cầu sử dụng đất.
– Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có)
– Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
– Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở.
– Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa.
– Căn cứ pháp lý và điều kiện áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư.
Căn cứ khoản 8 Điều 40 Luật Đầu tư năm 2020 quy định tiến độ thực hiện dự án đầu tư như sau:
– Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
– Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.