Thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài luôn được các nhà đầu tư quan tâm. Về vấn đề này, Luật Sư X có nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào Luật sư X. Tôi là Phạm Văn H. Thưa Luật sư, tôi đã thực hiện việc góp vốn ở một công ty ở Anh được 1 năm. Hiện nay, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty không được thuận lợi. Tôi muốn rút vốn đầu tư của mình. Một năm trước, khi tôi quyết định góp vốn, tôi có phải xin giấy phép đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Vậy hiện tại, khi tôi rút vốn, tôi có cần phải làm thủ tục gì hay không? Nếu có thì phải làm như thế nào và chuẩn bị những gì? Tôi rất mong sẽ nhận được phản hồi sớm nhất từ phía Luật sư. Xin cảm ơn Luật sư X.
Vậy thủ tục này thực hiện như thế nào? Khi nào thì cần phải thực hiện thủ tục này? Cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 31/2021/NĐ-CP
Trường hợp chấm dứt hiệu lực
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài hết hiệu lực khi:
- Bạn quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
- Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
- Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp.
- Bạn chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài.
- Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà bạn không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước; không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
- Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản.
- Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
Mời bạn đọc xem thêm: Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
Hồ sơ cần chuẩn bị
Để thực hiện thủ tục, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
- Quyết định chấm dứt dự án đầu tư tại nước ngoài
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư
- Tài liệu chứng minh nhà đầu tư đã hoàn thành việc kết thúc, thanh lý dự án; chuyển toàn bộ tiền, tài sản, các khoản thu từ kết thúc, thanh lý dự án về nước, cụ thể:
+ Ngay sau khi kết thúc hoạt động đầu tư, bạn phải thanh lý dự án đầu tư.
+ Trong thời hạn 06 tháng, bạn phải chuyển về nước toàn bộ các khoản thu còn lại từ việc thanh lý dự án đầu tư.
+ Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn, chậm nhất 15 ngày trước ngày hết hạn, bạn phải có văn bản đề nghị; nêu rõ lý do gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc gia hạn được thực hiện không quá một lần và không quá 06 tháng. Trong 15 ngày, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản trả lời.
Trình tự, thủ tục thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
Bạn nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải được làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để hoàn thiện hồ sơ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định chấm dứt hiệu lực; và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ủy ban nhân dân nơi nhà đầu tư cư trú hoặc đặt trụ sở chính; Cục thuế tỉnh, thành phố/Chi Cục thuế nơi đăng ký thuế; cơ quan đại diện chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước).
Bước 3: Nhận kết quả
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải được làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho bạn trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định chấm dứt hiệu lực; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Câu hỏi thường gặp
Khi thực hiện thủ tục mà chưa chuyển tài sản về Việt Nam thì sẽ bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Bạn có hai cách để thực hiện thủ tục này:
Cách 1: Thực hiện thông qua hệ thống bưu chính
Cách 2: Thực hiện trực tiếp tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Câu trả lời là không. Bạn chỉ được chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài sau khi hoàn tất việc thanh lý dự án đầu tư tại nước ngoài và chuyển về nước toàn bộ các khoản thu còn lại từ việc thanh lý dự án đầu tư (nếu có)
Khi thực hiện thủ tục sẽ sử dụng giấy tờ bằng tiếng Việt vì theo quy định:
• Hồ sơ dự án đầu tư, các văn bản, báo cáo gửi cơ quan nhà nước Việt Nam được làm bằng tiếng Việt.
• Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư có tài liệu được làm bằng tiếng nước ngoài thì nhà đầu tư nộp bản sao hợp lệ tài liệu bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch tiếng Việt.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn về thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Mọi thắc mắc cần sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn của Luật Sư X, mời quý khách liên hệ tới hotline 0833.102.102