Thưa luật sư, Quê tôi ở Sơn La lấy chồng ra Hà nội sau khi cưới thì vợ chồng tôi quyết định ra Hà Nội để ở bởi vì chúng tôi cũng đang làm việc ở Hà Nội. Tôi muốn hỏi luật sư là khi mà tôi lấy chồng ra thì cần nhập hộ khẩu vào hộ khẩu ra đình chồng tôi và cắt hộ khẩu từ hộ khẩu nhà tôi ở Sơn La. Luật sư có thể tư vấn cho tôi về thủ tục cắt nhập hộ khẩu khác tỉnh như thế nào? Có phức tạp hơn so với cùng tỉnh không? làm thủ tục cần giấy tờ gì? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Thủ tục cắt nhập hộ khẩu khác tỉnh? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Cư trú năm 2020
- hông tư số 35/2014/TT-BCA
Hộ khẩu là gì?
Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của đất nước. Nó chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam và một số các quốc gia khác.
Hệ thống này xuống một phần từ các hệ thống đăng ký hộ gia đình Trung Quốc thời cổ đại. Hệ thống đăng ký hộ khẩu cũng có ảnh hưởng tới hệ thống quản lý công dân tại các quốc gia Đông Á láng giềng như hệ thống hành chính công của Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam. Tại nhiều nước khác, Chính phủ cũng có các loại giấy tờ xác định nơi cư trú của công dân (mục đích tương tự như hộ khẩu, chỉ khác về tên gọi), như Hoa Kỳ quản lý công dân qua các “mã số công dân”, các nước EU thì đã thống nhất sử dụng “hộ chiếu EU” là sự hợp nhất bốn loại giấy tờ: hộ khẩu, hộ tịch, CMND, hộ chiếu theo cách gọi ở Việt Nam.
Cơ quan Công an là bộ phận cấp sổ hộ khẩu. Khi có sự thay đổi chỗ ở, nhân sự hay các vấn đề liên quan đến quyền lợi như phân chia ruộng đất, nhà ở, việc làm, giấy tờ… công dân phải tiến hành thay đổi hộ khẩu. Các thủ tục có thể bao gồm: Tách, nhập, khai báo tạm trú, tạm vắng…
Trường hợp cắt nhập hộ khẩu khác tỉnh
Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.
Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú. Theo Khoản 6 Điều 28 của Luật Cư trú 2020 quy định về các trường hợp không phải chuyển đăng ký hộ khẩu thường trú như sau:
+ Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
+ Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;
+ Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;
+ Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;
+ Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.
– Các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú (trừ trường hợp đã được cơ quan áp dụng các biện pháp hạn chế quyền tự do cư trú đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản).
Trình tự thủ tục cắt nhập hộ khẩu khác tỉnh
Bước 1: Công dân có nguyện vọng chuyển hộ khẩu xin giấy chuyển hộ khẩu
Theo quy định của Luật cư trú năm 2020 uy định các trường hợp công dân chuyển nơi cứ trú phải xin cấp giấy chuyển hộ khẩu. Giấy chuyển khẩu hộ được cấp cho công dân trong các trường hợp sau:
– Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
– Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thủ tục xin giấy chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 28 Luật cư trú 2020 hồ sơ xin giấy chuyển hộ khẩu bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Sổ hộ khẩu;
-Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (Bản sao có công chứng)
Nơi nộp hồ sơ: Công an xã, thị trấn: Trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh; Công an huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
Công dân tiếp nhận giấy chuyển hộ khẩu tại nơi nộp hồ sơ. Người nhận kết quả đưa giấy biên nhận, cán bộ trả kết quả viết phiếu nộp lệ phí (trừ trường hợp được miễn).Mức nộp lệ phí theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bước hai, Công dân thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật cư trú năm 2020 thì hồ sơ đăng ký thường trú như sau:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Bản khai nhân khẩu;
– Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 Luật cư trú 2020
– Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (Bản sao có công chứng);
– Giấy tờ tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định (Được quy định cụ thể tại văn bản hướng dẫn Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ- CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú).
Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên. Trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Ngoài ra, chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) về điều kiện diện tích tối thiểu theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Thủ tục cắt nhập hộ khẩu khác tỉnh”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; thành lập công ty trọn gói giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú. Nếu sau thời gian này mà cơ quan không cấp Giấy chuyển hộ khẩu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Quá thời hạn nói trên trong quá trình đăng ký thường trú công an quận/ huyện sẽ ra quyết định xử phạt.
Tùy vào nơi ở mới của bạn thuộc cơ quan quản lý nào thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ khác nhau:
Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
Theo quy định tại Điều 28 Luật Cư trú 2020, công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.