Chào Luật sư. Tôi là thương binh hạng 4/4 hiện tại đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Chẳng may, một lần vô tình tôi đã làm mất giấy chứng nhận thương binh. Hiện tại để hưởng quyền lợi từ thương binh thì cần có giấy tờ này. Vậy Luật sư cho tôi hỏi rằng Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận thương binh như thế nào? Rất mong nhận được sự phản hồi từ phía Luật sư. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thương binh là ai?
Căn cứ theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020, Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019. Điều 19 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005, điều này được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012.
‘Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng:
12. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 19
1. Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;
b) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;
c) Làm nghĩa vụ quốc tế;
d) Đấu tranh chống tội phạm;
đ) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;
e) Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
g) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;
h) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.
2. Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21 % trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”.
3. Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.
4. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B quy định tại Điều này được gọi chung là thương binh.
5. Thương binh có vết thương đặc biệt tái phát được khám và giám định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo quy định của Chính phủ.”
Các chế độ ưu đãi cơ bản đối với thương binh
Căn cứ theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 Điều 20: Các chế độ ưu đãi đối với thương binh bao gồm:
- Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh;
- Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;
- Được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;
- Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.
Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận thương binh
Để được cấp lại Giấy chứng nhận thương binh, theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH, người đã được cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo thủ tục dưới đây:
Hồ sơ cần chuẩn bị
– Đơn xin cấp lại giấy chứng nhận thương binh có xác nhận của UBND cấp xã;
– 02 ảnh của thương binh.
Trình tự thực hiện
Bước 1. Chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp huyện.
Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:
– Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn;
– Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định.
Bước 4. Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
Bước 5. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp huyện.
Mời bạn xem thêm:
- Thương binh từ trần thì vợ có còn được hưởng chế độ ưu đãi BHYT không?
- Thương binh được hưởng chính sách an sinh xã hội như thế nào?
- Điều kiện thi công chức năm 2021
- Xe thương binh là những “tổ lái” giữa lòng thủ đô
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận thương binh”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra cứu quy hoạch xây dựng, dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giấy chứng nhận thương binh là tài sản quan trọng của người có công với cách mạng, giúp họ hưởng những quyền lợi xứng đáng với sự cống hiến của mình.
Nếu bạn muốn làm lại giấy chứng nhận thương binh, bạn liên hệ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang quản lý hồ sơ thương binh và thực hiện chế độ ưu đãi cho ông để được hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền.
Trường hợp thông tin cá nhân (họ và tên, năm sinh) trong hồ sơ thương binh chưa trùng khớp với chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu thì được sửa đổi thông tin để phù hợp với giấy tờ về hộ tịch theo hướng dẫn tại Điều 48, Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội