Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo được rất nhiều nhà đầu tư cũng như người dân quan tâm. Về vấn đề này, Luật Sư X có nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào Luật Sư X. Tôi là Trần Thanh H. Hiện tại tôi có dự án xây dựng một ngôi chùa tại Hải Phòng. Tôi có nghe gia đình nói rằng nếu muốn thực hiện được dự án này thì phải xin cấp được giấy phép xây dựng. Vậy tôi phải xin giấy phép xây dựng ở đâu và làm thế nào để có thể xin được giấy phép? Khi làm thủ tục tôi cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì? Tôi mong sẽ sớm nhận được ý kiến đóng góp từ phía Luật Sư để sớm thực hiện dự án của mình. Xin cảm ơn Luật Sư.
Trong trường hợp này, để có thể thi công công trình, trước tiên bạn cần phải làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo. Vậy thủ tục đó được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay sau đây.
Trường hợp phải xin cấp phép
Có 02 nhóm công trình tôn giáo phải xin cấp phép xây dựng:
Nhóm 1: Là công trình tôn giáo thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Nhóm 2: Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tôn giáo thực hiện như quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng.
Ngoài ra, công trình tôn giáo phải được xây dựng trên đất tôn giáo
Khi sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng tôn giáo, mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình thì không phải xin cấp phép xây dựng. Nhưng trước khi sửa chữa, cải tạo người phụ trách cơ sở tôn giáo phải thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi xây dựng công trình biết.
Mời bạn đọc tham khảo: Xây dựng nhà cửa trái phép trên đất có được bồi thường không?
Điều kiện để được cấp phép
Để được cấp phép xây dựng công trình tôn giáo, cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận; yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
- Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt.
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép.
- Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án.
Mời bạn đọc tham khảo: Dịch vụ xin giấy phép xây dựng tại Hà Nội
Trình tự, thủ tục thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;
- Bản vẽ thiết kế xây dựng;
- Bản sao hoặc mã số chứng chỉ hành nghề của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.
- Văn bản có ý kiến về sự cần thiết xây dựng; quy mô công trình của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bạn nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng:
- Nếu hồ sơ hợp lệ: Ghi giấy biên nhận
- Nếu hồ sơ không phù hợp: Hướng dẫn bạn hoàn thiện hồ sơ
Mời bạn đọc xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
Bước 3: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Sở Xây dựng ghi giấy hẹn cho người nộp hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì Sở Xây dựng hướng dẫn bổ sung hoàn chỉnh:
+ Sở Xây dựng thông báo bằng văn bản cho bạn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho bạn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.
+ Bạn có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì Sở Xây dựng có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho bạn biết. - Sở Xây dựng lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan.
Bước 4: Nhận kết quả
Sở Xây dựng quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện cấp phép, Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng cho bạn. Bạn sẽ nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu.
Nếu hồ sơ không đủ điều kiện, Sở Xây dựng có văn bản trả lời tại nơi tiếp nhận hồ sơ.
Câu hỏi thường gặp
Lệ phí cấp giấy phép xây dựng đượcthực hiện theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi chủ đầu tư xin giấy phép xây dựng. Cụ thể, lệ phí cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo ở Hà Nội theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND ngày 07/7/2020 là 150.000 đồng/1 giấy phép.
Công trình tôn giáo trong thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
Công trình tôn giáo thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật. Nên hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình tôn giáo không có giấy phép xây dựng sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Nếu công trình tôn giáo xây dựng không phải trên đất tôn giáo thì còn bị xử phạt hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Mức phạt vi phạm tùy thuộc vào diện tích đất sử dụng và có thể lên tới 100.000.000 đồng.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn về thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo.
Nếu có thắc mắc về bất kì nội dung nào liên quan đến quá trình thực hiện thủ tục; cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0936128102.