Khi tiến hành việc cho phương tiện vào cảng nội địa cần phải tiến hành thủ tục cấp giấy phép phương tiện vào cảng nội địa. Về vấn đề này, Luật sư X có nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào Luật sư X. Tôi là Trần Văn C. Hiện tàu của tôi chở hàng trên biển có nhu cầu vào cảng Hải Phòng để thực hiện việc giao hàng. Nhưng tôi chưa rõ về thủ tục cũng như các loại giấy tờ cần xuất trình để vào cảng. Vậy Luật sư có thể tư vấn giúp tôi làm thế nào để tôi có thể vào được cảng Hải Phòng hay không. Xin cảm ơn Luật sư.
Vậy pháp luật quy định như thế nào về hoạt động cấp giấy phép phương tiện vào cảng nội địa? Hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật Sư X.
Căn cứ pháp lý
Luật giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
Thông tư 50/2014/TT-BGTVT
Thông tư số 248/2016/TT-BTC
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vào cảng nội địa
Bước 1: Nộp hồ sơ
Trước khi phương tiện vào cảng nội địa, người thực hiện thủ tục có trách nhiệm nộp và xuất trình bản chính các giấy tờ theo quy định cho Cảng vụ Đường thủy nội địa (sau đây gọi là Cảng vụ).
Mời bạn đọc tham khảo: Nhập quốc tịch Việt Nam cần trình tự và thủ tục như thế nào?
Thành phần hồ sơ bao gồm:
Giấy tờ phải nộp (bản chính):
- Giấy phép rời cảng, bến cuối cùng; đối với phương tiện chuyển tải, sang mạn trong vùng nước cảng, bến thủy thì không phải nộp giấy phép rời cảng, bến
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa
- Sổ danh bạ thuyền viên.
Giấy tờ xuất trình:
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa; hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng trong trường hợp phương tiện đang cầm cố, thế chấp
- Bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện
- Hợp đồng vận chuyển hoặc hóa đơn xuất kho; hoặc giấy vận chuyển hàng hóa, danh sách hành khách (nếu có).
Bước 2: Cảng vụ kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế phương tiện
Cảng vụ kiểm tra các giấy tờ theo quy định nếu đầy đủ và hợp lệ; tiến hành kiểm tra thực tế phương tiện về trang thiết bị an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Bước 3: Cấp Giấy phép, thu phí, lệ phí
Nếu phương tiện đảm bảo các yêu cầu theo quy định thì Cảng vụ cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa cho phương tiện; thu phí, lệ phí theo quy định.
Cảng vụ cấp giấy phép vào cảng nội địa trong thời hạn 30 phút, kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo quy định.
Mời bạn đọc tham khảo: Dịch vụ xin giấy phép bay Flycam tại quận Hà Đông
Phí, lệ phí thực hiện thủ tục Cấp Giấy phép vào cảng nội địa
Người làm thủ tục nộp phí và lệ phí như sau:
Phí trọng tải:
- Lượt vào (kể cả có tải, không tải) 165 đồng/ tấn trọng tải toàn phần.
- Lượt ra (kể cả có tải, không tải) 165 đồng/ tấn trọng tải toàn phần.
Lệ phí vào cảng nội địa
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 10 tấn đến 50 tấn là: 5000 đồng/chuyến.
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 51 tấn đến 200 tấn; chở khách có sức chở từ 13 ghế đến 50 ghế là: 10.000 đồng/chuyến.
- Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần từ 201 đến 500 tấn; chở khách có sức chở từ 51 ghế đến 100 ghế là: 20.000 đồng/chuyến.
- Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần từ 501 tấn trở lên; chở khách từ 101 ghế trở lên là: 30.000 đồng/chuyến.
- Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần từ 1.001 tấn đến 1.500 tấn là: 40.000 đồng/chuyến
- Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần từ 1.5001 tấn trở lên là: 50.000 đồng/chuyến
Một số nội dung khác:
Cách thức thực hiện thủ tục Cấp giấy phép vào cảng nội địa:
Thực hiện trực tiếp tại Văn phòng Đại diện Cảng vụ.
Đối tượng thực hiện thủ tục Cấp giấy phép vào cảng nội địa:
Thuyền trưởng hoặc thuyền phó hoặc người lái phương tiện.
Cơ quan thực hiện thủ tục Cấp giấy phép vào cảng nội địa:
Cơ quan thực hiện thủ tục là cơ quan Cảng vụ Đường thủy nội địa tại các Đại diện trực thuộc.
Câu hỏi thường gặp
Khi thực hiện thủ tục hành chính xin Cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa cần đáp ứng các yêu cầu sau:
• Phương tiện phải chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và chấp hành sự điều động của Cảng vụ Đường thủy nội địa
• Cảng, bến thủy nội địa phải đảm bảo các điều kiện về an toàn và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 24 Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy, việc điều khiển phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa mà không có giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Bạn có thể thực hiện theo hai cách khác như sau:
• Qua fax, khai báo điện tử, gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính.
• Làm thủ tục điện tử. Người làm thủ tục thực hiện khai báo, gửi hồ sơ thông qua Cổng thông tin điện tử và không phải nộp, xuất trình giấy tờ tại địa điểm làm thủ tục. Trường hợp giấy tờ khai báo, gửi qua Cổng thông tin điện tử không bảo đảm điều kiện của chứng từ điện tử hoặc không đủ dữ liệu điện tử để kiểm tra, đối chiếu, người làm thủ tục nộp, xuất trình tại địa điểm làm thủ tục.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về thủ tục cấp Giấy phép vào cảng nội địa. Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102