Dịch vụ vận tải hiện nay đang là ngành rất phát triển. Nó không chỉ giúp đem lại lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp mà còn góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế… Tuy nhiên, tình trạng kinh doanh vận tải không đăng kí và không khai báo với cơ quan chức năng cũng diễn ra phổ biến. Bên cạnh đó; nhiều doanh nghiệp trong quá trình xin kinh doanh vận tải thường lúng túng không biết điều kiện thủ tục; chuẩn bị hồ sơ thế nào phù hợp đối với quy định của pháp luật. Vậy nên, nếu bạn đang có ý định kinh doanh vận tải và cần tư vấn về Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Đừng bỏ qua các thông tin dưới đây của Luật sư X nhé. Sẽ rất hữu ích với bạn đấy!
Căn cứ pháp lý
Thế nào là kinh doanh vận tải?
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện; lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải); để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Kinh doanh vận tải bao gồm kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp
Theo quy định của pháp luật hiện hành; việc kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải.
Để thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải; doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh tại Sở Giao thông vận tải sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Các hình thức kinh doanh vận tải
Tuyến cố định
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải xác định bến đi, bến đến; lịch trình, hành trình phù hợp và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận.
Tuyến có định bao gồm tuyến liên tỉnh và tuyến nội tỉnh. Tuyến liên tỉnh có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải xuất phát và kết thúc tại bến xe loại 4 trở lên.
Doanh nghiệp được đăng ký khai thác trên các tuyến đã công bố. Đối với tuyến mới, doanh nghiệp được và phải đăng ký mở tuyến mới. Thời gian khai thác thử là 06 tháng. Chỉ những doanh nghiệp đã tham gia khai thác thử mới được tiếp tục khai thác trong thời gian 12tháng tiếp theo kể từ khi công bố tuyến. Trong kinh doanh tuyến cố định, xe ô tô của doanh nghiệp phải có sức chứa từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng phù hợp.
Xe buýt
Theo tuyến cố định có các điểm dừng, đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành trong phạm vi nội thành, nội thị, phạm vi tỉnh hoặc trong phạm vi giữa 02 tỉnh liền kề. Cự ly tuyến xe buýt không quá 60km.
Khoảng cách tối đa giữa 2 điểm dừng đón, trả khách liền kề trong nội thành, nội thị là 700m; ngoài nội thành, nội thị là 3.000m.
Xe buýt phải có sức chứa từ 17 chỗ ngồi trở lên, có diện tích sàn xe dành cho khách đứng và được thiết kế theo quy chuẩn do Bộ Giao thông vận tải quy định.
Xe taxi
Hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi. Có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn trên nóc xe; hộp đèn phải được bật sáng khi xe không có khách và tắt khi trên xe có khách.
Xe taxi phải có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe). Xe có niên hạn sử dụng không quá 12 năm. Trên xe có gắn đồng hồ tính tiền theo ki lô mét lăn bánh và thời gian chờ đợi, được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì; có đăng ký một mầu sơn thống nhất, biểu trưng (logo) của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, số điện thoại giao dịch.
Ngoài ra, Doanh nghiệp phải có trung tâm điều hành, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe.
Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
Taxi tải : là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải dưới 1.500 kg để vận tải hàng hóa; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe sơn chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.
Vận chuyển hàng hóa siêu trường; siêu trọng : là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để kinh doanh vận chuyển các loại hàng siêu trường; siêu trọng. Khi vận chuyển, lái xe phải mang theo giấy phép sử dụng đường bộ. Đơn vị kinh doanh phải chịu chi phí gia cố cầu đường bộ (nếu có) theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ.
Vận chuyển hàng nguy hiểm : Tuân theo quy định của pháp luật về danh mục hàng nguy hiểm; vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải theo quy định tại Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP gồm có:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP;
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
- Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng; nhiệm vụ của bộ phận quản lý; theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp; hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; vận tải hành khách bằng xe buýt; vận tải hành khách bằng xe taxi; vận tải hàng hóa bằng contener vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải
Bước 1
Chuẩn bị hồ sơ
Đơn vị kinh doanh vận tải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh như đã nêu ở phần trên.
Bước 2
Nộp hồ sơ
Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi; bổ sung; cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung; hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 3
Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định; cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ; cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh; cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản; hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Bước 4
Trả kết quả
Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh; hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác theo quy định.
Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh; hoặc qua đường bưu điện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.
Xem thêm bài viết Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hiện nay
Câu hỏi thường gặp
Không. Theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP; người điều hành vận tải và lái xe kinh doanh vận tải sẽ phải được tập huấn về nghiệp vụ vận tải. Tuy nhiên, các giấy tờ chứng minh; bao gồm Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ người điều hành vận tải và Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe sẽ không cần nộp tại thời điểm thực hiện thủ tục cấp mới Giấy phép kinh doanh vận tải. Việc xuất trình các giấy tờ này chỉ phải thực hiện nếu tổ chức kinh doanh thực hiện thủ tục thay đổi thông tin trên Giấy phép hoặc thủ tục gia hạn Giấy phép.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì:
Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi; lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an; Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch
– Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;
– Người đại diện theo pháp luật;
– Các hình thức kinh doanh;
– Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung về Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102