Theo quy định hiện nay, bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng. Giấy phép kinh doanh bán lẻ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa. Khoản 5,6 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động bán lẻ cần phải tiến hành thủ tục xin giấy phép kinh doanh bán lẻ. Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các trường hợp không phải xin giấy phép kinh doanh bán lẻ
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018: “Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng”.
Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”.
Căn cứ các quy định trên, tổ chức cũng là đối tượng mua hàng hóa để sử dụng vào mục đích tiêu dùng. Việc bán hàng cho tổ chức để sử dụng vào mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của tổ chức mà không sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất, hay triển khai dịch vụ theo mục tiêu đầu tư, ngành nghề đầu tư kinh doanh đã đăng ký, là hoạt động bán lẻ.
Việc bán hàng cho các thương nhân, tổ chức khác không sử dụng hàng hóa vào mục đích bán buôn, bán lẻ hay tiêu dùng như trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống mua thực phẩm, đồ uống về chế biến thành các món ăn, suất ăn kèm hoặc không kèm đồ uống để phục vụ khách tại chỗ hoặc đem đi là hoạt động bán buôn.
Ngoài các hoạt động thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép kinh doanh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
- Bản giải trình:
- Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng;
- Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
- Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
- Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
- Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
- Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).
Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa
Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa.
Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tuyến;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện tương ứng:
- Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
- Trường hợp đáp ứng ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
- Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
- Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
- Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
- Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
- Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
- Trường hợp bán lẻ hàng hóa là hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.
Nội dung Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa
Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:
- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;
- Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập;
- Hàng hóa phân phối;
- Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;
- Các nội dung khác.
Khi có thay đổi một trong các nội dung tại Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh.
Thời hạn của Giấy phép kinh doanh
Thời hạn của Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa trong trường hợp sau là 05 năm:
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí.
Hết thời hạn ghi trên Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp làm thủ tục cấp mới giấy phép theo trình tự thủ tục nêu trên.
Lưu ý:
- Sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh, định kỳ hàng năm, trước ngày 31 tháng 01, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền nhập khẩu, xuất khẩu, bán buôn các hàng hóa không phải là dầu, mỡ bôi trơn không phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh.
Mời bạn xem thêm:
- Giấy phép kinh doanh vận tải cá nhân
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế gồm những gì?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty liên doanh, công ty tạm ngừng kinh doanh, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đơn xác nhận độc thân mới nhất, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Cửa hàng tiện lợi là cơ sở bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng nhanh, bao gồm: Thực phẩm, đồ uống, dược phẩm không kê đơn, thực phẩm chức năng và các sản phẩm bổ dưỡng sức khỏe, hóa mỹ phẩm và các sản phẩm khác phục vụ tiêu dùng hàng ngày.
Siêu thị mini là cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500 m2 và thuộc loại hình siêu thị tổng hợp theo quy định pháp luật.
Trung tâm thương mại là địa điểm bao gồm nhiều cơ sở bán lẻ và cung cấp dịch vụ được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề.
– Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
– Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương sẽ xin ý kiến Bộ Công thương và cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho doanh nghiệp.