Khai thác khoáng sản bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. Hiện nay, tình trạng các cá nhân, tổ chức tiến hành khai thác khoáng sản ồ ạt gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến xã hội. Chính vì thế, Nhà nước đã đặt ra các quy định trong vấn đề này. Theo đó, các cá nhân tổ chức trước khi tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản thì cần có giấy phép khai thác khoáng sản. Vậy thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản hiện nay diễn ra như thế nào? Hãy cùng Luất sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật khoáng sản 2010
Nghị định 158/2016/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Điều kiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật khoáng sản năm 2010 được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có đủ điều kiện do Chính phủ quy định.
Nguyên tắc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất
Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
Thứ hai
Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.
Hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
Văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
Thứ nhất
Tổ chức, cá nhân cần cung cấp bản chính của :
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
- Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản.
- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt.
Thứ hai
Tổ chức, cá nhân cần cung cấp bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu của:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường kèm theo quyết định phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Quyết định chủ trương đầu tư (đối với trường hợp nhà đầu tư trong nước), Giấy đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài);
- Các văn bản chứng minh vốn chủ sở hữu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Trường hợp đề nghị khai thác quặng phóng xạ, kèm theo hồ sơ còn có văn bản thẩm định an toàn của Cục an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
Trình tự thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
Bước 1
Chuẩn bị hồ sơ
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ như hướng dẫn ở phần trên
Bước 2
Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ (Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
Bước 3
Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị khai thác cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Trong thời gian không quá 05 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ.
Trường hợp văn bản, tài liệu trong hồ sơ bảo đảm đúng quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật khoáng sản và khoản 1 Điều 51 Nghị định này thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đề nghị khai thác khoáng sản chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị khai thác khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.
Bước 4
Thẩm định hồ sơ
Thứ nhất
Trong thời gian không quá 25 ngày, kể từ ngày có phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác khoáng sản và kiểm tra thực địa
Thứ hai
Trong thời gian không quá 06 ngày, kể từ ngày hoàn thành công việc quy định tại điểm a khoản này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản lấy ý kiến đến các cơ quan có liên quan về việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 60 Luật khoáng sản.
Thứ ba
Trong thời gian không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan. Sau thời hạn nêu trên mà không có văn bản trả lời thì được coi như cơ quan được lấy ý kiến đã đồng ý. Thời gian lấy ý kiến đến các cơ quan có liên quan không tính vào thời gian thẩm định
Thứ tư
Trong thời gian không quá 40 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến việc khai thác khoáng sản và xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Bước 5
Thông báo và trả kết quả hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
Mời bạn xem thêm bài viết Thủ tục đăng ký khuyến mại hiện nay như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn; thể lỏng; thể khí tồn tại trong lòng đất; trên mặt đất; bao gồm cả khoáng vật; khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
Tùy vào quy mô và mục đích của dự án; hồ sơ xin cấp phép sẽ được xét duyệt bởi sở tài nguyên và môi trường hoặc tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam; trong thời hạn 90 ngày kể từ khi nộp.
Giấy phép khai thác các loại khoáng sản trong hầm lò trừ các loại khoáng sản; trừ các loại khoáng sản làm nguyên liệu xi măng có hoặc không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; đá ốp lát, nước khoáng; khoáng sản quý hiếm; mức thu là 60.000.000 đồng/01 giấy phép.
Theo Luật khoáng sản 2010; nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại:
-Bộ Tài nguyên và Môi trường
-Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; than bùn; khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ)
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102