Nhà đầu tư cần phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Về vấn đề này, Luật sư X có nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào Luật sư X. Tôi là Phạm Văn T. Hiện tại tôi có một số tiền nhỏ muốn đầu tư chứng khoán ở nước ngoài. Bạn bè tôi có nói rằng cần phải xin giấy phép thì mới có thể thực hiện đầu tư ở nước ngoài được, nếu không sẽ bị phạt rất nhiều tiền. Vậy cho tôi hỏi tôi cần phải xin loại giấy phép gì để có thể đầu tư chứng khoán ở nước ngoài. Thủ tục xin giấy phép như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư.
Thủ tục này được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay sau đây.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Pháp luật quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài như sau:
- Phù hợp với nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài
- Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài; đáp ứng điều kiện đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.
- Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ; có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
- Có quyết định đầu tư ra nước ngoài.
- Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
Mời bạn đọc tham khảo: Hình thức đầu tư ra nước ngoài theo Luật Đầu tư 2020
Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Trường hợp 1
Đối với dự án thuộc diện chấp nhận chủ trương đầu tư ra nước ngoài:
Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ như sau:
- Hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội
- Trường hợp nhà đầu tư nộp văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ:
Nộp kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư.
- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư
- Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài.
- Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài.
- Báo cáo về việc cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay gồm các nội dung:
- Tài liệu xác định việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát
Trường hợp 2
Đối với dự án không thuộc diện chấp nhận chủ trương đầu tư ra nước ngoài:
Thành phần hồ sơ như sau:
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài;
- Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ; văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.
Nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài (nếu có).
Mời bạn đọc xem thêm: Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, bạn cần tiến hành các bước sau:
- Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ; kê khai trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư tại website: https://dautunuocngoai.gov.vn/fdi
- Trong 15 ngày từ khi kê khai trên website, nộp trực tiếp hồ sơ đến Cục Đầu tư nước ngoài
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các đơn vị nghiên cứu, xử lý hồ sơ
Với hồ sơ có vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam hơn 20 tỷ đồng phải lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước
Trường hợp hồ sơ chưa đủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu nhà đầu tư giải trình/bổ sung
- Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đáp ứng yêu cầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi thông báo từ chối; ghi rõ lý do.
Câu hỏi thường gặp
Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ;
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu Tư
Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị hỏng dưới hình thức khác, nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tới cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để được cấp lại.
Theo quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì trường hợp Đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức xử phạt: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Theo quy định tại luật đầu tư thì pháp luật Việt Nam không điều chỉnh vấn đề đổi tên của Công ty tại nước ngoài. Tuy nhiên khi công ty thay đổi phải báo cáo cho Bộ kế hoạch đầu tư về tên mới thay đổi để Bộ cập nhật lại trên hệ thông và tiện theo dõi quản lý.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102