Hiện nay tàu, thuyền, thuyền viên, hành khách nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng có thể thực hiện thủ tục biên phòng bằng hình thức điện tử. Có thể thấy việc thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển sẽ tiết kiệm thời gian và công sức cho người thực hiện. Tuy nhiên có nhiều nhiều người còn chưa biết thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển như thế nào? Hãy theo dõi Thủ tục biên phòng điện tử cảng biển chi tiết năm 2023 dưới bài viết này của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Địa điểm, thời hạn thực hiện thủ tục biên phòng điện tử
Để tiết kiệm thời gian và công sức thì người làm thủ tục biên phòng có thể thực hiện bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Điểm tối ưu của hình thức này đó là người thực hiện thủ tục biên phòng điện tử có thể thực hiện tại bất ký nơi nào có thể truy cập internet. Tuy nhiên người thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cần chú ý về thời gian thực hiện để tuân thủ quy định. Dưới đây là quy định về địa điểm, thời hạn thực hiện thủ tục biên phòng điện tử.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 Quyết định 10/2016/QĐ-TTg quy định địa điểm, thời hạn thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển như sau:
“Điều 7. Địa điểm, thời hạn thực hiện thủ tục biên phòng điện tử
1. Địa điểm
a) Người làm thủ tục khai báo và nhận xác nhận hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử tại bất kỳ nơi nào có thể truy cập internet;
b) Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện thủ tục biên phòng điện tử tại trụ sở Biên phòng cửa khẩu cảng; tiếp nhận hồ sơ giấy tại trụ sở Biên phòng cửa khẩu cảng hoặc tại trụ sở Cảng vụ hàng hải (hoặc văn phòng đại diện Cảng vụ hàng hải).
2. Thời hạn
a) Thời hạn khai báo và xác nhận hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử; nộp và xuất trình hồ sơ giấy:
– Chậm nhất 04 (bốn) giờ trước khi tàu, thuyền dự kiến đến cảng và 02 (hai) giờ trước khi tàu, thuyền dự kiến rời cảng, người làm thủ tục phải khai báo thủ tục biên phòng điện tử. Thời gian bắt đầu thực hiện thủ tục biên phòng điện tử được xác định từ thời điểm Biên phòng cửa khẩu cảng tiếp nhận đầy đủ hồ sơ điện tử qua Cổng thông tin.
Chậm nhất 01 (một) giờ kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ điện tử, Biên phòng cửa khẩu cảng phải xác nhận hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử. Thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử là thời điểm người làm thủ tục nhận được xác nhận hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử qua Cổng thông tin;
– Đối với tàu, thuyền nhập cảnh; tàu, thuyền quá cảnh đến cảng, chậm nhất 10 (mười) giờ sau khi tàu, thuyền neo đậu an toàn tại cảng, người làm thủ tục phải nộp và xuất trình các loại giấy tờ theo quy định cho Biên phòng cửa khẩu cảng.
Đối với tàu, thuyền xuất cảnh; tàu, thuyền quá cảnh rời cảng, chậm nhất ngay trước khi tàu, thuyền rời cảng, người làm thủ tục phải nộp và xuất trình các loại giấy tờ theo quy định cho Biên phòng cửa khẩu cảng.
– Đối với tàu, thuyền thời gian neo đậu tại cảng dưới 24 (hai bốn) giờ, không thay đổi về thuyền viên, hành khách (nếu có), người làm thủ tục được phép khai báo thủ tục xuất cảnh cho tàu, thuyền ngay sau khi khai báo thủ tục nhập cảnh; nộp, xuất trình hồ sơ giấy của thủ tục nhập cảnh và thủ tục xuất cảnh cho Biên phòng cửa khẩu cảng một lần.“
Như vậy, người thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cần nắm được và tuân thủ quy định về địa điểm, thời hạn thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển.
Hồ sơ biên phòng điện tử cảng biển bao gồm những gì?
Khi thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển, người thực hiện cần chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ theo quy định và nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Vậy, hồ sơ biên phòng điện tử cảng biển bao gồm những gì? Hãy theo dõi nội dung sau đây để biết giấy tờ, tài liệu cần thiết trong bộ hồ sơ biên phòng điện tử cảng biển nhé.
Căn cứ vào khoản 5 Điều 3 Quyết định 10/2016/QĐ-TTg quy định như sau:
“5. Hồ sơ biên phòng điện tử cảng biển (sau đây viết gọn là hồ sơ điện tử) là tập hợp các bản khai điện tử mà người làm thủ tục phải khai báo khi thực hiện thủ tục biên phòng điện tử, bao gồm: Bản khai chung; Danh sách thuyền viên; Danh sách hành khách (nếu có); Bản khai hàng hóa nguy hiểm, vũ khí, vật liệu nổ (nếu có); Bản khai người trốn trên tàu (nếu có).“
Như vậy, hồ sơ biên phòng điện tử cảng biển theo quy định bao gồm:
– Bản khai chung;
– Danh sách thuyền viên;
– Danh sách hành khách (nếu có);
– Bản khai hàng hóa nguy hiểm, vũ khí, vật liệu nổ (nếu có);
– Bản khai người trốn trên tàu (nếu có).
Nội dung thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển
Để thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển, người thực hiện cần thực hiện theo quy trình tại Cổng thông tin một cửa quốc gia. Pháp luật hiện any có quy định về nội dung thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển. Nếu bạn chưa biết thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển như thế nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định về thực hiện thủ tục biên phòng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia như sau:
“Điều 10. Thực hiện thủ tục biên phòng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia
1. Thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định của pháp luật về cơ chế một cửa quốc gia.
2. Trường hợp Cổng thông tin một cửa quốc gia có sự cố, người làm thủ tục được thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử thông qua Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cảng biển do Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc theo cách thức thủ công quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 Nghị định này.“
Theo đó, thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định của pháp luật về cơ chế một cửa quốc gia. Trường hợp Cổng thông tin một cửa quốc gia có sự cố, người làm thủ tục được thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử thông qua Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cảng biển do Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc theo cách thức thủ công quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 Nghị định này.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục biên phòng điện tử cảng biển chi tiết năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 4 Quyết định 10/2016/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc thực hiện thủ tục biên phòng điện tử như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc thực hiện thủ tục biên phòng điện tử
Phải đảm bảo sự bình đẳng, an toàn, công khai, minh bạch, nhanh chóng, thuận tiện và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về giao dịch điện tử và xuất nhập cảnh và phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.“
Như vậy, việc thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển phải đảm bảo sự bình đẳng, an toàn, công khai, minh bạch, nhanh chóng, thuận tiện. Đồng thời, phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về giao dịch điện tử và xuất nhập cảnh và phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quyết định 10/2016/QĐ-TTg quy định về xác nhận hoàn thành và từ chối thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển như sau:
“Điều 5. Xác nhận hoàn thành và từ chối thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển
2. Biên phòng cửa khẩu cảng từ chối thực hiện thủ tục biên phòng điện tử vì các lý do:
a) Quốc phòng, an ninh;
b) Các lý do đặc biệt ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội hoặc vì lý do đảm bảo an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
c) Tàu, thuyền có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật;
d) Người làm thủ tục khai báo thủ tục biên phòng điện tử không đầy đủ, không chính xác.“
Như vậy, biên phòng cửa khẩu cảng được từ chối thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển vì những lý do nêu trên.