Chắc hẳn chúng ta khi tham gia giao thông đều đã bắt gặp những xe ưu tiên, khi đó chúng ta phải nhường đường cho xe ưu tiên. Do đó, để tránh vi phạm pháp luật thì chúng ta cần nắm được những xe nào được quyền ưu tiên. Khi các xe ưu tiên gặp nhau, chúng sẽ có thứ tự ưu tiên theo quy định, các loại xe ưu tiên thấp hơn sẽ phải nhường đường cho xe ưu tiên cao hơn. Vậy, Thứ tự nhường đường xe ưu tiên năm 2023 như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về thứ tự nhường đường xe ưu tiên khi tham gia giao thông tại Việt Nam như thế nào nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Các loại xe ưu tiên khi tham gia giao thông
Xe ưu tiên được biết là các loại phương tiện được hưởng quyền ưu tiên trong khi tham gia giao thông theo quy định pháp luật.
Người đi đường, khi bắt gặp hay nghe thấy tín hiệu của của các loại phương tiện ưu tiên thì phải nhường đường đồng thời không được có các hành vi cản trở các phương tiện này.
Căn cứ Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước các loại xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự ưu tiên như sau:
– Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
– Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
– Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
– Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
– Đoàn xe tang.
Như vậy, có 05 loại xe được ưu tiên đi trước các khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới.
Trong các loại xe nêu trên (trừ đoàn xe tang) khi đi thực hiện nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác mà có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát vào lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở đến xe được quyền ưu tiên.
Thứ tự nhường đường xe ưu tiên như thế nào?
Nhà nước đưa ra 5 loại xe ưu tiên. Mỗi loại xe phục vụ cho hoạt động đặc biệt khác nhau. Tuy nhiên, xét theo mức độ, Nhà nước đã đưa ra những quy định về thứ tự xe ưu tiên. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ, thứ tự xe ưu tiên được Nhà nước đưa ra như sau:
“Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe
1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.“
Theo đó, thứ tự các xe ưu tiên là: Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; Đoàn xe tang.
Các xe nói trên khi đi làm nhiện vụ (trừ đoàn xe tang) phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Không nhường đường cho xe ưu tiên bị xử phạt như thế nào?
Mức xử phạt đối với hành vi không nhường đường cho xe ưu tiên được quy định như sau:
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô hoặc các phương tiện tương tự ô tô khi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ (điểm b khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2019/NĐ-CP).
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ (khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm (điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thứ tự nhường đường xe ưu tiên năm 2023 như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008, xe cứu thương đang đi làm nhiệm vụ là xe được ưu tiên đi trước và người dân tham gia giao thông khi thấy có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Như vậy, hành vi vượt đèn đỏ nhường đường cho xe cứu thương trong tình huống nêu trên là đang thực hiện việc nhường đường, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ thì:
“2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.”
Như vậy, có thể thấy xe ưu tiên không bị hạn chế tốc độ. Loại xe này còn được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.