Bảo kê là một hình thức cưỡng đoạt tài sản, là tội phạm cần ngăn chặn. Vấn đề đặt ra là vì sao hoạt động bảo kê vẫn tồn tại, dù không khó để phát hiện, thậm chí nạn nhân tố cáo cũng không được giải quyết dứt điểm? Vậy, bảo kê có phải hành vi vi phạm pháp luật không? Phòng tư vấn pháp luật hình sự của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Câu hỏi tình huống
Chào Luật sư X,
Tôi là người ở quê lên Hà Nội làm ăn buôn bán. Tôi có một sạp rau nhỏ ở chợ nhưng hơn 2 tháng nay không bán hàng được. Nguyên do là ngày nào cũng có 2-3 thanh niên đến sạp rau đòi thu phí bảo kê là 4 triệu thì mới được bán hàng, nếu không chúng sẽ thường xuyên đến quấy phá, đuổi tôi đi, thậm chí đánh tôi vì không nộp tiền. Tôi đã nộp tiền 1 lần nhưng sau 1 tháng chúng lại đến đòi và nói rằng phí bảo kê là 4 triệu 1 tháng. Số tiền này đối với kinh doanh nhỏ lẻ như tôi là quá lớn. Hơn nữa, tôi cũng biết đây là hành vi trái luật nhưng không biết làm sao vì sợ bị chúng tiếp tục quấy phá, đánh đập.
Mong luật sư tư vấn.
Bảo kê là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, bảo kê được hiểu là hành vi sử dụng vũ lực hoặc lợi dụng vị thế, quyền lực để bảo trợ cho hoạt động kinh doanh, làm ăn hoặc đảm bảo quyền lợi bất hợp pháp của một người, một nhóm người, với động cơ và mục đích vụ lợi. Nhưng trên thực tế, kể cả những hoạt động lành mạnh, đúng pháp luật đôi khi vẫn phải nộp tiền bảo kê.
Những người bảo kê thường là các đối tượng trong giới giang hồ (trong đó có không ít đối tượng có tiền án, tiền sự), dám đâm thuê chém mướn… nên đa số nạn nhân do sợ hãi mà chịu đựng, không dám phản kháng.
Thu phí bảo kê có phải hành vi vi phạm pháp luật không?
Các hành vi bảo kê thường mang tính nguy hiểm cao bởi sự xâm nhập của các yếu tố tiêu cực, tội phạm vào các hoạt động quản lý nhà nước, xâm hại nghiêm trọng cơ chế quản lý trật tự xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
Trong quy định của pháp luật, không có khoản tiền nào được gọi là phí bảo kê.
Hành vi thu phí bảo kê bị xử lý như thế nào?
Trường hợp của bạn, nếu đám người đòi bảo kê có hành vi lấy tiền của bạn một cách trái phép thì sẽ phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thu phí bảo kê có phải hành vi vi phạm pháp luật không nếu thêm cả hành vi sử dụng vũ lực?
Ngoài ra, đối tượng còn có hành vi vũ lực buộc bạn nộp tiền bảo kê thì sẽ bị xử phạt thêm tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, trả lời cho câu hỏi “Thu phí bảo kê có phải hành vi vi phạm pháp luật không?” thì hành vi đó là trái pháp luật. Tùy từng trường hợp, mức độ vi phạm mà sẽ bị xử lý theo tội cưỡng đoạt tài sản với mức phạt tiền từ 10-100 triệu đồng và phạt từ từ 01-20 năm. Ngoài ra, nếu hành vi bảo kê đi kèm với hành vi dùng vũ lực đối với nạn nhân thì còn có thể bị xử lý theo tội cố ý gây thương tích với mức phạt tù từ 06 tháng đến chung thân.
Hiện tại, bạn có thể tiến hành viết đơn trình báo lên cơ quan công an quận nơi bạn đang buôn bán để được sự can thiệp của pháp luật. Cơ quan công an điều tra và có kết luận điều tra thì khi bị truy tố ra Tòa các đối tượng này sẽ phải trả lại số tiền đã chiếm đoạt cho bạn cũng như những thiệt hại khác mà bạn có yêu cầu, đồng thời họ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mức án tù thích đáng.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Người nào có hành vi thuê bảo kê ở mức độ vi phạm dân sự nhẹ, bạn có thể bị các án phạt về tài chính, cải tạo không giam giữ. Tuy nhiên, nếu hành vi gây ra các tổn hại nghiêm trọng thuộc tội phạm hình sự, bạn có thể đối mặt với các án phạt nặng nề từ pháp luật như cách ly xã hội nhiều năm.
Ngoài tội danh bị truy cứu theo điều 170, đối tượng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “huỷ hoại tài sản” theo điều 178 Bộ luật hình sự 2015. Mức phạt thấp nhất của tội danh này là 6 tháng, cao nhất là 20 năm tù.
Hành vi thu phí bảo kê có tổ chức sẽ bị áp dụng chế tài xử phạt tù từ 03 đến 10 năm tù.
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục pháp luật quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Vậy nên, khi bị người khác đe dọa, đánh đập với mục đích thu phí bảo kê thì nên làm đơn tố cáo.