Tôi tên là Trần Vĩnh Huy, vừa qua, tôi có nộp đơn khởi kiện vụ án hành chính lên Tòa án, theo đó tôi muốn biết rõ hơn về quy định và quy trình giải quyết cũng như thụ lý vụ án hành chính. Vậy cho tôi hỏi: Thụ lý vụ án hành chính theo luật hành chính hiện hành ra sao? Điều kiện như thế nào để thụ lý vụ án hành chính? Mong nhận được phản hồi từ luật sư trong thời gian sớm nhất.
Để giải đáp thắc mắc cho quý độc giả về vấn đề “Thụ lý vụ án hành chính theo luật hành chính hiện hành ra sao?” Mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Tố tụng hành chính năm 2015
Thụ lý vụ án hành chính là gì?
Theo Điều 125 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định như sau:
- Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí; trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thông báo cho người khởi kiện biết về việc thụ lý vụ án.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án.
- Thẩm phán thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý. Việc thụ lý vụ án phải được ghi vào sổ thụ lý.
- Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà người khởi kiện mới nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì giải quyết như sau:
- Trường hợp chưa trả lại đơn khởi kiện thì Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án;
- Trường hợp đã trả lại đơn khởi kiện mà người khởi kiện chứng minh được là họ đã nộp tiền tạm ứng án phí đúng thời hạn quy định, nhưng vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nên họ nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án không đúng hạn thì Thẩm phán yêu cầu họ nộp lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo và tiến hành thụ lý vụ án; trường hợp này ngày khởi kiện là ngày nộp đơn khởi kiện lần đầu;
- Trường hợp sau khi Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện mới nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Thẩm phán yêu cầu họ nộp lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý vụ án; trường hợp này ngày khởi kiện là ngày nộp lại đơn khởi kiện.
- Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà người khởi kiện không nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì Tòa án thông báo cho họ biết về việc không thụ lý vụ án với lý do là họ không nộp tiền tạm ứng án phí. Trường hợp này, người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
- Sau khi Thẩm phán thụ lý vụ án mà Tòa án nhận được đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Điều 129 của Luật này để giải quyết trong cùng một vụ án hành chính thì ngày thụ lý vụ án được xác định như sau:
- Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Tòa án nhận được đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo;
- Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí;
- Trường hợp có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì ngày thụ lý vụ án là ngày Tòa án nhận được đơn yêu cầu độc lập cuối cùng, nếu họ đều thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc là ngày người nộp cuối cùng cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, nếu họ thuộc trường hợp phải nộp tiền tạm ứng án phí.
- Khi nhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí của đương sự thì Tòa án phải cấp cho họ giấy xác nhận về việc nhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Điều kiện để thụ lý vụ án hành chính
Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính là căn cứ đầu tiên làm phát sinh mối quan hệ giữa người khởi kiện, người bị kiện với Tòa án. Khi tiếp nhận đơn khởi kiện, Tòa án cần xem xét một cách toàn diện các điều kiện khởi kiện để quyết định thụ lý hay từ chối giải quyết vụ án. Như vậy, Tòa án chỉ thụ lý vụ án hành chính khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất: Chủ thể khởi kiện vụ án hành chính có năng lực hành vi tố tụng hành chính.
Chủ thể khởi kiện vụ án hành chính phù hợp với khoản 6 điều 30 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính: “Người khởi kiện là cá nhân phải kí tên hoặc địa chỉ,nếu cơ quan tổ chức khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải kí tên đóng dấu vào cuối phần đơn,nếu việc khởi kiện để bảo vệ quyền lợi,lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên,người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do cha, mẹ hay người dám hộ của những người này kí tên hoặc điểm chỉ….”
Chủ thể trực tiếp thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự.
Thứ hai: Việc khởi kiện,khởi tố được thực hiện theo đúng các điều kiện do pháp luật quy định.
Khi tiếp nhận đơn khởi kiện,quyết định khởi tố vụ án hành chính,tòa án cần xem xét một cách toàn diện về điều kiện khởi kiện,khởi tố vụ án hành chính theo quy định của pháp luật để quyết định thụ lí hay từ chối thu lí vụ án. Trong đó đặc biệt cần chú trọng thời hiệu và đối tượng khởi kiện.
Thứ ba: Việc khởi kiện,khởi tố được thực hiện theo đúng hình thức nội dung do pháp luật quy định.
Các yêu cầu về nội dung,hình thức thể hiện của việc khởi kiện,khởi tố vụ án hành chính là căn cứ thụ lí vụ án hành chính không thể bỏ qua.
Việc khởi kiện,khởi tố vụ án hành chính vi phạm các yêu cầu nêu trên không chỉ đơn thuần là hành vi trái pháp luật mà còn là việc làm thiếu trách nhiệm của chủ thể khởi kiện,khởi tố vụ án hành chính trong việc biểu đạt chính thức và đầy đủ yêu cầu của mình trước tòa án. Từ đó tòa án không có đủ những thong tib thực tiễn và căn cứ pháp lí để thụ lí giải quyết vụ án,bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của cá nhân,tổ chức. Và tòa án có quyền từ chối thụ lí vụ án hành chính,nếu việc khởi kiện,khởi tố vụ á đó không được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về nội dung,hình thức thể hiện.
Tuy nhiên việc vi phạm yêu cầu nêu trên chủ yếu là do không hiểu biết pháp luật,thiếu thận trọng và có thể khắc phục được. Do đó,tòa án không nên tùy tiện thụ lí vụ án hành chính mà cần hướng dẫn chủ thể khởi kiện,khởi tố vụ án hành chính đúng theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của người khởi kiện.
Thứ tư: Vụ việc khởi kiện,khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hay tòa án khác theo sự phân định thẩm quyền do pháp luật quy định tại điều 13 pháp lệnh thủ túc giải quyết các vụ án hành chính.
Yêu cầu đối với vụ việc được khởi kiện,khởi tố là:không thuộc thẩm quyền giải quyết của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ hai hay tòa án khác không phải là điều kiện khởi kiện,khởi tố vụ án hành chính nhưng lại là căn cứ thụ lí vụ án hành chính cần thiết để hạn chế tình trạng tại một thời điểm có nhiều cơ quan giải quyết cùng một vụ việc.
Thứ năm: Người khởi kiện đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm (trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật).
Tuy không phải là căn cứ thụ lí chi phối những vấn đề thuộc nội dung vụ việc nhưng việc xác định trách nhiệm nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm của người khởi kiện phải được thực hiện trước tòa án thụ lí vụ án hành chính, là cần thiết để đề cao trách nhiệm của chủ thể khởi kiện tràn lan hay lạm dụng quyền khởi kiện vụ án hành chính.
Thông báo về việc thụ lý vụ án hành chính
Theo điều 126 luật quy định về việc thông báo thụ lý vụ án hành chính đó là:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán đã thụ lý vụ án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
- Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau:
- Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;
- Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án;
- Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện;
- Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết;
- Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn;
- Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện;
- Thời hạn người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp ý kiến bằng văn bản về yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo hoặc yêu cầu độc lập (nếu có) cho Tòa án;
- Hậu quả pháp lý của việc người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của người khởi kiện.
Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án hành chính
Căn cứ Điều 127 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định về phân công Thẩm phán giải quyết vụ án:
- “Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm đúng nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử theo đúng thời hạn quy định của Luật này. - Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp”.
Như vậy, theo quy định về trình tự giải quyết vụ án hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Mời bạn xem thêm
- Hét giá vé xe ngày Tết bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Cách đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam ra sao?
- Thủ tục khai sinh cho con ở nơi tạm trú trong nước năm 2022
- Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên mới nhất năm 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thụ lý vụ án hành chính theo luật hành chính hiện hành ra sao?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Công chứng tại nhà Bắc Giang… vui lòng liên hệ đến hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Trả lại đơn khởi kiện là việc Tòa án sau khi xem xét thụ lý vụ án, đã trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo cho người khởi kiện bởi thấy việc khởi kiện chưa đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện nên không thể thụ lý vụ án.
Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do tòa án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại, viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với chánh án tòa án đã trả lại đơn khởi kiện
Quyền và lợi ích liên quan của bên yêu cầu đang bị xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm; Tình huống phải có tính khẩn cấp; Các thiệt hại có thể xảy ra nếu không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải lớn hơn so với thiệt hại sẽ xảy ra đối với bên bị áp dụng hoặc bên thứ ba.