Chào luật sư hiện nay quy định về thu hồi đất như thế nào? Tôi có nghe hàng xóm nói với nhau sắp có kế hoạch thu hồi đất. Vùng đất mà chúng tôi hay tập trung mua bán và có các cửa hàng kinh doanh cũng thuộc diện đất phải thu hồi. Chúng tôi đã sinh sống và làm ăn đã lâu mà lại bị thu hồi đất thì cũng không biết phải làm thế nào. Hiện nay nếu như thu hồi đất có phải thỏa thuận với dân không? Đất thu hồi hiện nay cần đáp ứng bao nhiêu điều kiện? Người dân có được phép không đồng tình với việc thu hồi đất hay không? Thu hồi đất hiện nay có bắt buộc phải lấy ý kiến của những người bị thu hồi đất không? Mong được luật sư tư vấn. Tôi chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Thu hồi đất phải thỏa thuận với dân chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Thu hồi đất là gì?
Hiện nay hoạt động thu hồi đất là một trong những nội dung được quy định tại luật đất đai năm 2013. Hiện nay vì một số lí do mà nhà nước cần tiến hành thu hồi đất để phục vụ cho một số vấn đề chung. Vậy thu hồi đất là gì theo quy định hiện hành? Thu hồi đất hiện nay được thực hiện trong bao lâu và có được thỏa thuận với dân hay không? Những quy định về khái niệm thu hồi đất có thể được hiểu theo góc độ pháp luật hiện nay như sau:
Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013).
Khi nào Nhà nước thu hồi đất?
Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng.
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Thẩm quyền thu hồi đất hiện nay được quy định như thế nào?
Thẩm quyền thu hồi đất hiện nay được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền. Vậy có bao nhiêu chủ thể được quyền thực hiện thu hồi đất. Nếu như muốn thu hồi đất thì cần chuẩn bị những gì? Cơ quan nào ban hành quyết định thu hồi đất? Thu hồi đất được thực hiện đối với bao nhiêu loại đất và mục đích như thế nào? Thu hồi đất có áp dụng biện pháp cưỡng chế hay không? Chúng tôi tư vấn về thẩm quyền thu hồi đất hiện nay có các quy định như sau:
Thẩm quyền thu hồi đất sẽ thuộc về các chủ thể sau đây:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai 2013;
+ Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
+ Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Lưu ý: Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi của Ủy ban nhân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất (khoản 3 Điều 66 Luật Đất đai 2013).
– Ban Quản lý khu công nghệ cao quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất đã cho thuê đối với trường hợp người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013;
+ Thu hồi đất đã cho thuê đối với trường hợp người sử dụng đất chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện trả lại đất theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013.
– Ban Quản lý khu kinh tế quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất đã giao lại, cho thuê đối với trường hợp người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại các Điểm a, b, c, d, e, g, i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013;
+ Thu hồi đất đã giao lại, cho thuê đối với trường hợp người sử dụng đất chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện trả lại đất theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013;
– Cảng vụ hàng không quyết định thu hồi đất đối với trường hợp được Cảng vụ hàng không giao đất mà thuộc các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, e, g và i Khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013.
Thu hồi đất phải thỏa thuận với dân không?
Hiện nay thu hồi đất là thu hồi đất của người dân. Vậy thu hồi đất hiện nay có cần thỏa thuận với người dân hay không? Tại sao cần phải thỏa thuận với dân khi thực hiện thu hồi đất theo quy định? Nếu như không thỏa thuận được với dân khi thu hồi đất thì giải quyết như thế nào? Thu hồi đất có cần lấy ý kiến và được tất cả người dân đồng ý hay không? Những quy định về vấn đề thu hồi đất thỏa thuận với dân gồm có các vấn đề như sau:
Tùy từng trường hợp khi thu hồi đất không phải thỏa thuận hoặc phải thỏa thuận với người dân về giá đền bù. Trong đó:
- Trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định
Theo khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013, Nhà nước quy định thu hồi đất trong các trường hợp sau:
Thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
Thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai;
Thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật;
Tự nguyện trả lại đất hoặc có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Mặt khác, Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc bồi thường như sau:
Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
- Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
- Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai 2013 quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất như sau:
- Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:
a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
…
Căn cứ theo các quy định trên có thể thấy, đất do cơ quan nhà nước ra quyết định thu hồi thì không thỏa thuận giá bồi thường mà sẽ được thỏa thuận theo phương án bồi thường.
Do đó trong trường hợp này, quan điểm thu hồi đất phải thỏa thuận với người dân về giá bồi thường là không chính xác mà giá bồi thường sẽ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Giá bồi thường được xác định theo giá đất cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm quyết định thu hồi đất (khoản 2 Điều 74, điểm đ khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai 2013).
- Trường hợp không do Nhà nước thu hồi đất mà chủ đầu tư lấy đất để sản xuất, kinh doanh thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Với trường hợp này, Điều 73 Luật Đất đai 2013 nêu rõ:
Điều 73. Sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh
- Việc sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Đền bù không thỏa đáng có được quyền từ chối giao lại đất không?
Hiện nay nếu như thu hồi đất thì cũng cần xem xét và có được mức đền bù thỏa đáng cho người dân. Tuy nhiên trên thực tế có một số trường hợp mà người dân và nhà nước không thỏa thuận được về mức đền bù thì làm sao? Hiện nay nếu như đền bù không thỏa đáng có được quyền từ chối giao lại đất không theo quy định? Bồi thường khi thu hồi đất với mức bao nhiêu? Nếu như đền bù không thỏa đáng thì hướng giải quyết hiện nay được quy định cụ thể gồm những vấn đề như sau:
Như đã trình bày ở phần trên, trường hợp đất do Nhà nước thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh và thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người dân không được thỏa thuận về giá đền bù.
Mặt khác, điểm d khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai 2013 nêu rõ:
“Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật này.”.
Như vậy, trường hợp đền bù không thỏa đáng, người sử dụng đất vẫn phải bàn giao lại đất cho Nhà nước nếu không thực hiện sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất.
Trường hợp có căn cứ cho rằng cơ quan nhà nước làm sai ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của mình thì người sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện hành chính quyêt định thu hồi đất và phương án bồi thường.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ bồi thường thu hồi đất tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thu hồi đất phải thỏa thuận với dân không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Nếu không hoàn trả bảo hiểm thất nghiệp thì bị sao?
- Mẫu hợp đồng thuê xe vận chuyển mới năm 2024
- Thủ tục khởi kiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 16 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất trong các trường hợp sau:
Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Việc Nhà nước tiến hành thu hồi đất phải dựa trên căn cứ theo quy định của pháp luật đất đai.
Đối với trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, Nhà nước chỉ được tiến hành thu hồi đất khi xây dựng (Theo quy định tại Điều 61 Luật Đất đai 2013):
Căn cứ quân sự, công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
Ga, cảng quân sự; xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
Kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân…
Kể cả trường hợp người dân không thỏa thuận được với Nhà nước và không tự nguyện giao đất cho Nhà nước thì Nhà nước sẽ tiến hành ra Quyết định cưỡng chế thu hồi đất, buộc người dân phải giao đất. Việc tiến hành cưỡng chế thu hồi đất phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại khoản 4, Điều 71 Luật Đất đai năm 2013.
Về vấn đề này, dự thảo luật thiết kế hai phương án: Phương án 1, dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất. Phương án 2 quy định dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ gắn với tiêu chí, điều kiện cụ thể thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.