Vừa qua, ở chỗ tôi có gửi thông báo rằng trong thời gian tới sẽ có thu hồi đất để xây dựng đường. Tuy nhiên thì gia đình bạn tôi cũng gần nhà tôi và cũng trong khu đất sẽ bị thu hồi để xây đường nhưng lại không nhận được bất kỳ một thông báo nào. Bạn tôi có hỏi thì được giải đáp rằng bố mẹ bạn tôi tức chủ hộ đã mất mà người thừa kế tức là bạn tôi thì không ở nhà nên không gửi được thông báo. Bạn tôi thì đi làm ở xa không mấy khi về nhà nên rất hoang mang không biết cơ quan có thẩm quyền làm như vậy thì có đúng trình tự hay không? Rất mong được mọi người giải đáp giúp bạn tôi. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn và bạn của bạn hiểu rõ hơn một phần về thu hồi đất của người đã chết có người thừa kế qua bài viết “Thu hồi đất của người đã chết có người thừa kế như thế nào?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Thu hồi đất của người đã chết có người thừa kế như thế nào?
Việc người được bồi thường về đất chết đi không phải là một căn cứ để tước đi quyền lợi của họ, theo Điều 82 Luật Đất đai 2013, chỉ một số trường hợp theo quy định pháp luật chẳng hạn như đât đai bị thu hồi do vi phạm pháp luật đât đai hoặc đất không có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới không được đền bù.
Theo Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết hoặc phần tài sản nằm trong khối tài sản chung với người khác. Quyền sử dụng dất đai cũng được coi là tài sản có thể thừa kế, trong trường hợp đất đai đó bị thu hồi mà những người thừa kế hợp pháp không được hưởng phần tiền bồi thường là điều không hợp lý, trái với quy định pháp luật hiện hành.
Khi người được bồi thường chết đi, số tiền đền bù lúc này được xem như là di sản thừa kế. Nghiễm nhiên, trường hợp người sử dụng đất không có người thừa kế, di sản của người này sẽ bị Nhà nước thu hồi. Trường hợp này thì cơ quan mà có trách nhiệm đền bù cho người dân có thể phải nộp tiền vào công quỹ hoặc không phải đền bù, tuỳ thuộc vào trường hợp cơ quan thu hồi đất có phải là một chủ thể thuộc quản lí của nhà nước hay không. Trường hợp mà người sở hữu quyền sử dụng đất có người thừa kế, đương nhiên những người thừa kế này có quyền yêu cầu nhận được di sản của người đã mất.
Cách thức thực hiện khai nhận di sản
Nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng.
Thành phần hồ sơ:
– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch.
– Dự thảo văn bản khai nhận di sản (trường hợp tự soạn thảo);
– Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
– Giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
– Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).
Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Sau khi tiến hành các thủ tục khai nhận di sản như trên thì khi nhà nước thu hồi đất và đền bù thì các đồng thừa kế được hưởng khoản đền bù nói trên theo tỉ lệ bằng nhau.
Mức giá đền bù đối với đất bị thu hồi
Nguyên tắc bồi thường khi thu hồi đất được quy định tại Điều 74 Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội:
Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, mức giá đền bù đất ở đây được hiểu do UBND cấp tỉnh nơi có đất bị thu hồi quyết định tại thời điểm đất bị thu hồi chứ không phải do UBND cấp tỉnh nơi người có đất bị thu hồi cư trú.
Tiền đền bù thu hồi đất gồm những khoản nào ?
Nguyên tắc bồi thường thu hồi đất
Về nguyên tắc bồi thường thu hồi đất được quy định trong Điều 74 Luật đất đai 2013 như sau:
-Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
-Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
-Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Điều 83 Luật đất đai 2013, Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định khi nhà nước thu hồi đất thì tiền đền bù thu hồi đất được pháp luật quy định bao gồm:
–Tiền đền bù về đất;
-Bồi thường chi phí đầu tư vào đất;
-Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất;
-Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ;
-Bồi thường về cây trồng, vật nuôi;
-Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
-Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;
-Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;
-Hỗ trợ khác.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thu hồi đất của người đã chết có người thừa kế như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như hợp đồng cho thuê nhà và đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Chồng có thể là người đại diện theo pháp luật của vợ?
- Khi nào người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam?
- Diện tích đất thổ cư tối thiểu là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Khi có tranh chấp về tiền đền bù thu hồi đất thì người bị thu hồi đất là người thừa kế nên quyền và nghĩa vụ được kế thừa.
Người thừa kế có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính về quyết định bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo đúng quy định pháp luật.
Đối với diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp chưa được giải quyết xong thì tiền bồi thường với phần đất bị thu hồi sẽ được chuyển vào Kho bạc Nhà nước; sau khi giải quyết xong tranh chấp thì tiền bồi thường sẽ được trả cho người được xác định có quyền sử dụng đất sau tranh chấp. Do đó, nếu gia đình bạn muốn nhận được tiền bồi thường thì cần phải giải quyết tranh chấp xong theo Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013, Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai;
– Thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 thì thẩm quyền ra quyết định thu hồi bao gồm:
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh)
– UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện)
Lưu ý: Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi.