Thời gian qua, tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác xảy ra ngày càng nhiều với tính chất, mức độ ngày càng mạnh động, liều lĩnh, nguy hiểm, côn đồ có sử dụng hung khí. Hậu quả làm thiệt hại đến sức khỏe con người, thiệt hại về vật chất, có những vụ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng và đặt biệt nghiêm trọng. Cùng Luật sư X tìm hiểu về thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội cố ý gây thương tích qua bài viết dưới đây.
Thủ đoạn động cơ mục đích phạm tội cố ý gây thương tích
Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây hại đến sức khỏe người khác, được xác định bằng thương tích cụ thể. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người.
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu cần và đủ, đặc trưng cho tội phạm cụ thể được quy định trong luật.
Mặc dù mỗi tội phạm có thể khác nhau về tính chất và mức độ thể hiện, nhưng trong tất cả các tội phạm có thể rút ra được bốn yếu tố cấu thành chung nhất mà bất kỳ một tội phạm nào cũng phải có, đó là:
- Khách thể của tội phạm: Quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị xâm hại
- Khách quan của tội phạm.(là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện phạm tội, hoàn cảnh phạm tội… Thông qua biểu hiện bên ngoài của tội phạm có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm).
- Chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của người phạm tội được phản ánh qua hình thức động cơ, mục đích của tội phạm.
- Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi phạm tội:là người có lỗi, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định mà luật hình sự quy định đối với mỗi loại tội phạm.
Chủ thể của tội cố ý gây thương tích
Lỗi: Hành vi của người phạm tội phải thực hiện do lỗi cố ý. Họ nhận thức rõ hành vi đánh người gây thương tích của mình nhất định hoặc có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ cho người khác; song mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Có năng lực trách nhiệm hình sự: đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định(người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
Căn cứ Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.“
Căn cứ theo quy định khoản 3 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
“2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”.
Như vậy, về độ tuổi của tội phạm này:
- Đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên đã phải chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội của tội này.
- Từ đủ 14 tuổi trở lên đã phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng của tội này
Khách thể của tội cố ý gây thương tích
Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Quyền này được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, đòi hỏi các cá nhân và chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng.
Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích
– Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
– Công cụ, phương tiện sử dụng
Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: lựu đạn, súng, chất nổ, dao găm… phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn nhân chết. Ngược lai, nếu người phạm tội không lựa chọn hoặc chỉ lựa chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì phần nào không mong muốn nạn nhân chết. Vì vậy, dựa vào việc người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.
– Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích, tổn hại sức khỏe
Thực tế khi muốn tước đoạt sinh mạng của người khác thì người phạm tội sẽ tấn công vào những nơi xung yếu trên cơ thể có khả năng gây chết người như: vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ, vùng bụng…kết hợp việc sử dụng công cụ, phương tiện, nếu là công cụ, phương tiện ít nguy hiểm, cùng với việc tấn công vào những nơi được coi là không xung yếu trên cơ thể, có thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải là hành vi giết người.
– Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công
Xác định mức độ nguy hiểm của hành vi dựa vào mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể. Nếu cường độ tấn công không mạnh và những vị trí tấn công không xung yếu, không nhằm tước đi sinh mạng của nạn nhân, khi đó ta sẽ không xác định là hành vi giết người mà xác định là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.
– Hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thương tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân.
Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích
- Thủ đoạn phạm tội: Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc dùng tay không tác động đến những bộ phận cơ thể dễ bị tổn thương của người khác.
- Động cơ: Động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích.
- Mục đích phạm tội: Gây ra những tổn hại sức khỏe có thể nhìn thấy được về vật chất, tinh thần cho nạn nhân. So với tội giết người, thì sự cố ý trong trường hợp gây thương tích mức độ nguy hiểm có thấp hơn, vì người phạm tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho nạn nhân bị thương, bị tổn hại đến sức khoẻ chứ không mong muốn nạn nhân chết.
Mời bạn xem thêm:
- Sa thải NLĐ cố ý gây thương tích tại nơi làm việc như thế nào?
- Tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty nhanh, quy định tạm ngừng kinh doanh, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nhiều lần đối với cùng một người là trường hợp một người hoặc nhiều người cùng cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người, nhưng hành vi gây thương tích đó được diễn ra từ hai lần trở lên không kể khoảng cách thời gian là bao lâu.
Nếu hậu quả tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì cũng coi là tội phạm:
– Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người. Vũ khí, vật liệu nổ theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi bổ sung 2019.
– Dùng axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Các axit, hóa chất nguy hiểm là những chất có thể phá hủy tế bào cơ thể. Để xác định có phải là axit hoặc hóa chất gì thì phải trưng cầu giám định.
– Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi: Căn cứ vào giấy khai sinh, sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân,… để xác định tuổi nạn nhân.
– Phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ.
– Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: Ông, bà gồm ông bà nội, ông bà ngoại; Cha mẹ là người đã sinh ra người phạm tội; Cha mẹ nuôi là người nhận người phạm tội làm con nuôi được pháp luật thừa nhận; Người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý, giáo dục như vai trò của bố mẹ mình; Thầy giáo, cô giáo của mình là người trực tiếp giảng dạy mình về văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp,…
– Có tổ chức là phạm tội có từ hai người trở lên khi thực hiện tội phạm, giữa họ có sự phân công trách nhiệm và câu kết chặt chẽ với nhau.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
– Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Để xác định thời gian này cần căn cứ vào quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
– Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê.
– Có tính chất côn đồ: Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp thực hiện tội phạm có tính hung hãn cao độ, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, gây thương tích không có nguyên cớ hoặc phạm tội vì lý do nhỏ nhặt, đâm, đánh người dã man,…
– Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Căn cứ để để đánh giá mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019 quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám pháp y tâm thần