Hiện nay các đối tượng đòi nợ thuê hoạt động liên tục mặc dù đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Khiến nhiều người hiện nay gặp phải tình trạng liên tục bị đòi nợ thuê gây rối, ngay cả bạn bè, người thân đồng nghiệp cũng bị vạ lây. Đặc biệt hơn là thậm chí còn giật mình khi không biết khoản vay đó có từ đâu. Trong trường bị đòi nợ thuê đe dọa thì phải làm thế nào? Thủ đoạn đòi nợ thuê phổ biến hiện nay là gì?
Căn cứ pháp lý
Lừa đảo cho vay để đòi nợ hiện nay
Các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” hiện nay thường xuất hiện dưới dạng doanh nghiệp, sau đó cho vay qua ứng dụng hoặc lập các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook) để tiếp cận, mời chào số lượng lớn người có nhu cầu vay tiền.
Thủ đoạn của các đối tượng là quảng cáo không cần thế chấp tài sản, chỉ cần giấy tờ tùy thân, giải ngân ngay qua tài khoản ngân hàng… nhưng thu thêm nhiều khoản phí, tiền phạt trái luật (thực chất là để lách số tiền lãi vượt ngưỡng theo quy định của pháp luật); lập các hợp đồng mua bán, giao nhận tiền, tài sản khống; ép người đi vay thực hiện khống các hành vi vi phạm pháp luật nhằm gây bất lợi về pháp lý cho người vay; một số hợp đồng vay tiền tuy số tiền vay nhỏ, thời gian vay ngắn nhưng lãi suất gấp nhiều lần định mức pháp luật cho phép.
Bên cạnh các ứng dụng cho vay tiền của các tổ chức tín dụng, công ty tài chính… xuất hiện nhiều ứng dụng không rõ nguồn gốc về đơn vị chủ quản có biểu hiện hoạt động “tín dụng đen”. Các ứng dụng này thường xuyên thay đổi tên hoặc để ẩn thông tin nhằm tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng.
Khi khách hàng cài đặt ứng dụng vay và để lại thông tin cá nhân, sẽ có đối tượng liên hệ, mời chào vay tiền và cài đặt các ứng dụng vay khác.
Các ứng dụng này có khả năng truy cập thu thập danh bạ, lịch sử tin nhắn, cuộc gọi, thông tin tài khoản mạng xã hội… của người vay để sử dụng khi đòi nợ hoặc cho những mục đích trái pháp luật khác.
Thực tế cho thấy, khách hàng của các ứng dụng này chủ yếu là học sinh, sinh viên, công nhân, người thu nhập thấp cần vay một khoản tiền khoảng vài triệu đồng trong thời gian ngắn mà không muốn thực hiện các thủ tục vay tại ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Khách hàng có thể không để ý hoặc bỏ qua các thông tin quy định ràng buộc về lãi suất, phí, tiền phạt dẫn đến mức lãi suất phải trả cao hơn nhiều lần lãi suất của ngân hàng, dẫn đến việc vay của ứng dụng sau trả lãi cho ứng dụng trước.
Khi người vay không trả tiền đúng kỳ hạn hay mất liên lạc thì người cho vay nợ sẽ sử dụng dữ liệu danh bạ được cung cấp để nhắn tin, gọi điện đề đòi nợ. Sau nhiều lần nhắc nhở nhẹ nhàng thì nhân viên sẽ có những lời đe dọa. Và liên tục sau đó sẽ là những cuộc gọi, tin nhắn liên tiếp vào tất cả các khung giờ trong ngày.
Khi họ không liên hệ được với người vay nợ thì nhân viên sẽ gọi đến số điện thoại người thân mà người vay cung cấp để nhắc nhở và nhờ sự can thiệp.
Thủ đoạn đòi nợ thuê hiện nay bao gồm những hình thức nào?
Đối với các trường hợp người vay không trả nợ đúng thời hạn hoặc không thể trả nợ, các đối tượng thường áp dụng một số thủ đoạn để đòi nợ như sau:
- Nhắn tin đòi nợ: Các đối tượng đòi nợ thường sử dụng một hoặc nhiều số sim điện thoại rác để nhắn tin đòi nợ theo mật độ tăng dần. Nếu như người vay không phản hồi thì mật độ tin nhắn sẽ tăng dần lên.
- Gọi điện thoại đòi nợ: Tương tự như phương thức trên, các đối tượng sẽ sử dụng một hoặc nhiều sim điện thoại rác để gọi điện đòi nợ theo mật độ tăng dần nhằm thúc ép, thậm chí đe dọa, chửi bới, xúc phạm danh dự để buộc người vay phải trả nợ.
- Gọi điện thoại cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp của người vay: Trong quá trình làm hồ sơ vay tiền, đa phần các tổ chức tín dụng, công ty tài chính sẽ yêu cầu người vay cung cấp thông tin, số điện thoại của người thân, bạn bè, đồng nghiệp (người tham chiếu). Trong trường hợp người vay không phản hồi tin nhắn, cuộc gọi thì các đối tượng sẽ gọi điện cho bạn bè, người thân… của người vay để yêu cầu người vay trả nợ hoặc nhắc nhở người vay phải nghe điện thoại. Cá biệt có trường hợp các đối tượng còn gọi điện đến cơ quan, tổ chức gây áp lực để người vay phải trả nợ.
- Đe dọa, khủng bố: Việc đe dọa, khủng bố tưởng chừng chỉ có ở bọn xã hội đen. Nhưng không, hiện đây là hình thức của các công ty đòi nợ thuê sử dụng rất nhiều, họ sẽ cho một nhóm thanh niên đến tận nhà hoặc tận nơi làm việc của người vay để tạt sơn, mắm tôm, ném trứng, phá hoại tài sản,…mục đích để bắt buộc người vay trả nợ.Nếu người vay không trả hoặc không gia hạn thời gian trả, thì bên đòi nợ sẽ sử dụng những biện pháp nặng hơn
- Dùng vũ lực: Hành vi này được sử dụng nhiều nhất hiện nay, công khai đến tận nhà, tận nơi làm việc. Các công ty đòi nợ thuê sẽ cử một nhóm không rõ lại lịch tìm đến tận nhà, tận nơi làm việc đập phá đồ đạc, tài sản, cướp tài sản có giá trị cùng vô số lời đe dọa, cảnh báo và ép người vay trả nợ hoặc gia hạn ngày trả nợ gần nhất thậm chí là sẵn sàng khiến người vay bị xâm hại đến sức khỏe , tính mạng.
Làm thế nào để tránh được các thủ đoạn đòi nợ thuê?
Đòi nợ thuê là một trong những ngành nghề đầu tư kinh doanh bị cấm theo điểm h, khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020. Trường hợp cố tình vi phạm thì có thể bị phạt hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Để hạn chế hoặc tránh gặp phải tình trạng bị đòi nợ quấy rối thì cần hết sức thận trọng và cảnh giác với các hình thức cho vay.
Không vay mượn tiền của các công ty tài chính, tổ chức tín dụng đen;không vay nặng lại; không liên hệ vay tiền qua các số điện thoại được dán tại những nơi công cộng, trên tờ rơi hoặc các app vay tiền không rõ nguồn gốc, từ các đơn vị không được cấp phép.
Đặc biệt, khi vay tiền qua app hoặc trên các trang web, thì nên tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín.
Thêm vào đó là hạn chế cung cấp thông tin cá nhân cho người khác khi không thật sự cần thiết để tránh rơi vào tình trạng bị đòi nợ thuê làm phiền khi không vay nợ
Nếu phát hiện dấu hiệu cho vay nặng lãi hoặc bị đe dọa đòi nợ thuê thì báo ngay đến Cơ quan Công an khai báo để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Thủ đoạn đòi nợ thuê”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, dịch vụ công chứng tại nhà, hồ sơ xin trích lục bản đồ địa chính, mẫu đơn xin trích lục bản án ly hôn, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn làm thẻ xe buýt miễn phí tại Hà Nội.
- Hút thuốc lá nơi công cộng là vi phạm hành chính đúng không?
- Nộp phí trước bạ xe máy ở đâu?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 170 BLHS năm 2015 thì đối với Tội cưỡng đoạt tài sản, tùy từng mức độ vi phạm khác nhau thì có thể bị phạt tù ít nhất là 01 năm và cao nhất là 20 năm
Trong trường hợp đòi nợ thuê gây rối trật tự công cộng thì theo Điều 318 BLHS có thể bị chịu mức phạt thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù cao nhất đến 07 năm.
Đòi nợ thuê là ngành nghề bị pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh sẽ bị xử phạt, cụ thể:” Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh“.
Ngoài ra có thể bị phạt gấp đôi nếu đòi nợ thuê có tổ chức.