Thông tư số 76/2021/TT-BTC hướng dẫn khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 76/2021/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư | |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Võ Thành Hưng | |
Ngày ban hành: | 15/09/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2021 | |
Ngày công báo: | 07/10/2021 | Số công báo: | Từ số 845 đến số 846 | |
Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
Nội dung nổi bật
Ngày 15/9/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 76/2021/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Theo đó, hướng dẫn nội dung, mức chi chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 20/2021/NĐ-CP như sau:
– Tiền thuốc chữa bệnh thông thường:
Mức chi theo hóa đơn, chứng từ thực tế phát sinh, tối đa không quá 100.000 đồng/người/tháng;
– Vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo, vật dụng thiết yếu,… Thủ trưởng cơ sở trợ giúp xã hội quyết định số lượng cụ thể các vật dụng cá nhân cần thiết:
Mức chi theo giá thực tế tại địa phương đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và dự toán được giao hàng năm;
– Đồ dùng học tập, sách giáo khoa với đối tượng đang đi học:
Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định về hỗ trợ, học phẩm cho học sinh trung học cơ sở tại khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009;
– Các khoản chi phí khác (nếu có) dành cho đối tượng đang đi học:
Mức chi theo hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và Thủ trưởng cơ sở trợ giúp quyết định trong phạm vi dự toán được giao.
Hiện hành, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được quy định tại Điều 25 Nghị định 20/2021/NĐ-CP .
Xem trước và tải xuống
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung về Thông tư số 76/2021/TT-BTC
Chúc bạn đọc tải xuống thành công!
LSX là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của LSX hãy liên hệ 0833 102 102
Có thể bạn quan tâm:
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Câu hỏi liên quan
Thông tư này hướng dẫn chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, cụ thể:
– Kinh phí thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng; kinh phí bảo đảm chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
– Nội dung và mức chi tuyên truyền, xét duyệt đối tượng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra giám sát và kinh phí thực hiện chi trả chính sách;
– Lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí.
Kinh phí thực hiện cơ sở trợ giúp xã hội công lập; kinh phí thực hiện tuyên truyền, xét duyệt đối tượng, ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ; kiểm tra giám sát và kinh phí thực hiện chi trả chính sách của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào thì do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
– Chi rà soát, thẩm định hồ sơ: Mức chi 30.000 đồng/hồ sơ;
– Chi kiểm tra, thẩm định thực tế đối tượng tại nơi cư trú: Nội dung và mức chi thực hiện theo chế độ công tác phí quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (sau đây viết tắt là Thông tư số 40/2017/TT-BTC).