Thông tư số 04/2021/TT-BCT của Bộ Công thương : Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong hầm lò
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 04/2021/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư | |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Nguyễn Hồng Diên | |
Ngày ban hành: | 16/07/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2021 | |
Ngày công báo: | 02/08/2021 | Số công báo: | Từ số 687 đến số 688 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ca làm việc của người lao động trong hầm lò là khoảng thời gian từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ tại nhà giao ca cho đến khi trở lại sân công nghiệp trên mặt bằng mỏ sau khi kết thúc công việc, bao gồm: thời gian nhận nhiệm vụ, thời gian di chuyển từ nhà giao ca đến vị trí sản xuất và trở lại sân công nghiệp trên mặt bằng mỏ (bao gồm cả khoảng thời gian người lao động di chuyển từ cửa lò đến vị trí sản xuất được giao nhiệm vụ trong hầm lò và ngược lại) và thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò.
2. Thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò là khoảng thời gian người lao động trực tiếp làm nhiệm vụ được giao tại vị trí sản xuất trong hầm lò đến khi kết thúc công việc tại vị trí làm việc, bao gồm cả thời gian nghỉ trong giờ làm việc.
3. Công việc trong hầm lò là tất cả các công việc phục vụ cho việc khai thác mỏ hầm lò tính từ cửa lò đến vị trí sản xuất trong hầm lò và ngược lại.
Tải xuống và xem trước
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hỗ trợ thế nào đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi bị ảnh hưởng bởi COVID-19?
- Điều kiện khi yêu cầu người lao động tăng ca
- Công ty yêu cầu giữ bản gốc giấy tờ của người lao động có hợp pháp?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Thông tư số 04/2021/TT-BC”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Bộ luật lao động 2019 quy định Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt cụ thể như sau”
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
– Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.